Giữ ấm cho trẻ mầm non trong mùa đông giá

(Baohatinh.vn) - Những ngày qua, không khí lạnh tăng cường kèm theo mưa phùn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân, nhất là đối với học sinh mầm non. Do đó, bên cạnh việc giữ gìn nền nếp học tập, các trường mầm non trên địa bàn toàn tỉnh cũng đã tăng cường thực hiện nhiều biện pháp giữ ấm cho trẻ, đảm bảo sức khỏe để các em có thể tham gia hoạt động học tập, vui chơi.

Giữ ấm cho trẻ mầm non trong mùa đông giá ảnh 1

GV Trường Mầm non Mai Phụ (Lộc Hà) dặn dò học sinh mặc ấm khi đi học

Việc đảm bảo sức khỏe cho các cháu ngay từ thời khắc giao mùa đã được ngành Giáo dục tỉnh ta đặc biệt quan tâm. Các trường mầm non đã thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho trẻ, đảm bảo đủ nước ấm cho trẻ sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, ăn uống; có cơ số chăn màn đủ ấm cho trẻ khi ngủ; sạp ngủ kê cao từ 25-30 cm. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên còn đến sớm để vệ sinh môi trường phòng học, phòng chức năng… đảm bảo sạch sẽ, đủ ánh sáng.

Hương Khê là một trong những địa bàn có khí hậu khắc nghiệt. Do đó, hoạt động chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là giữ ấm cho học sinh mầm non trên địa bàn đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch chỉ đạo tháng. Cô Phan Thị Hoàn - Chuyên viên mầm non Phòng GD&ĐT cho biết: “Trên tinh thần chỉ đạo của phòng, các trường mầm non đã chủ động nhiều biện pháp cụ thể như: tăng cường chăn ấm cho trẻ; nhắc nhở phụ huynh mặc ấm cho con trước khi đến trường. Những nơi chưa có bình nước nóng, các cô nuôi phải chuẩn bị nước ấm để phục vụ nhu cầu của trẻ”.

Đáng chú ý, với sự vào cuộc của toàn xã hội, sự quan tâm của phụ huynh nên vấn đề về chăn, màn, giường, sạp không còn là nỗi lo của các trường mầm non. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ chế độ ăn trưa cho trẻ ở vùng khó khăn như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Kỳ Anh hay những vùng bãi ngang ở Nghi Xuân, Lộc Hà, Cẩm Xuyên… cũng là một trong những động lực giúp các trường duy trì sự chuyên cần của trẻ.

Giữ ấm cho trẻ mầm non trong mùa đông giá ảnh 2

Giờ học của các cháu Trường Mầm non Quang Lộc (Can Lộc)

Cô Trần Thị Hoa - Hiệu trưởng Trường Mầm non Bắc Sơn - một trong những trường thuộc vùng khó khăn ở Thạch Hà, cho biết: “Để giữ ấm cho trẻ trong mùa đông, ngoài việc phối hợp với phụ huynh mua tất, dép đi trong nhà, đảm bảo phòng học đủ ấm…, chúng tôi chú trọng xây dựng bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bữa ăn trong những ngày giá rét càng đặc biệt quan trọng, đảm bảo vệ sinh và thay đổi khẩu phần thường xuyên sẽ góp phần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho các cháu. Trên tinh thần đó, thời gian qua, nhà trường đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng bếp ăn 1 chiều với diện tích 100 m2, đầy đủ các trang thiết bị; có nơi chế biến thực phẩm tươi sống, nơi chia thức ăn riêng…”.

Với đặc thù của bậc học mầm non, không chỉ việc chăm sóc, nhiệm vụ nuôi dưỡng trẻ cũng hết sức nặng nề. Chính vì thế, không riêng ở Bắc Sơn mà việc đầu tư cơ sở vật chất ở các trường mầm non, đặc biệt là xây dựng bếp ăn 1 chiều được các trường trên địa bàn đặc biệt quan tâm. 100% trường học đầu tư mua sắm bình ủ ấm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho trẻ. Học sinh đến trường đều có dép đi trong nhà, dép đi ngoài trời… Một số trường mầm non như: Thạch Văn, Ngọc Sơn, Tượng Sơn (Thạch Hà) đã trang bị mỗi cháu 1 sạp ngủ riêng. Nhờ thực hiện tốt những biện pháp giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, đảm bảo bữa ăn hợp vệ sinh và đầy đủ chất dinh dưỡng nên tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần ở các nhóm lớp 4-5 tuổi vẫn được duy trì đều đặn; ở nhóm nhà trẻ dẫu có giảm hơn trước nhưng vẫn duy trì ở mức 80%.

Theo dự báo, trong một vài tháng tới vẫn còn xảy ra một số đợt rét đậm, rét hại. Vì thế, cùng với những cố gắng của nhà trường, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi thời tiết, giữ ấm, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe cho con.

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.