Giúp người lầm lỗi hoàn lương

(Baohatinh.vn) - Khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, những người lầm lỡ thường mang tâm lý mặc cảm, tự ti nên việc tái hòa nhập cộng đồng gặp không ít khó khăn. Để tháo bỏ “rào cản” này, Công an TP Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều việc làm thiết thực giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống.

giup nguoi lam loi hoan luong

Chị Trần Thị H. mong muốn địa phương quan tâm, hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh; xóa đi mặc cảm, kỳ thị nhằm ổn định cuộc sống.

Do những sơ suất trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến vi phạm pháp luật. Trần Thị H. (phường Nam Hà) phải trả giá bằng 5 năm tù. Trở về địa phương, H. luôn sống trong sự mặc cảm. Cái tâm thế “tù tha” luôn khiến chị có cảm giác mọi ánh mắt hắt hủi, xa lánh bủa vây. H. sống thu mình, quẩn quanh trong nhà với bao ý định làm lại cuộc đời mà chưa tìm ra “lối thoát”. Và, bài toán “tái hòa nhập” càng nan giải hơn khi trên thực tế, vẫn còn sự kỳ thị từ những người xung quanh.

Hiểu được khó khăn của H. và những người chấp hành xong án phạt tù gặp phải khi tái hòa nhập cộng đồng, UBND phường Nam Hà thường xuyên gặp mặt, nói chuyện để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng; đồng thời, động viên, giúp đỡ, tìm giải pháp tốt cho con đường “trở về” của những người lầm lỡ.

Với sự quan tâm, chia sẻ của chính quyền địa phương, H. dần lấy lại niềm tin vào cuộc sống. Trong một cuộc gặp gỡ những người chấp hành xong án phạt tù do UBND phường Nam Hà phối hợp với Công an thành phố tổ chức mới đây, Trần Thị H. xúc động chia sẻ: “Nhờ sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương, chúng tôi sẽ có điều kiện chăm lo, ổn định đời sống; thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, trở thành người có ích cho xã hội”.

Trung tá Nguyễn Nam Hùng - Đội trưởng Đội Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Công an TP Hà Tĩnh cho biết: Trên địa bàn hiện có 169 người đã chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương chưa được xóa án tích, trong đó có 40 đối tượng tái phạm. Nhìn chung, họ thường gặp không ít khó khăn trong quá trình “hòa nhập” bởi phần lớn trình độ văn hóa thấp, thuộc diện kinh tế khó khăn, không có việc làm ổn định.

Để các đối tượng tái hòa nhập, lực lượng công an phối hợp với các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho chính đối tượng và cộng đồng dân cư. Qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, xóa bỏ định kiến, phân biệt đối xử với người chấp hành xong án phạt tù, tạo mọi điều kiện để họ sớm ổn định cuộc sống.

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.