Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hiện có 10 hộ dân ở xã Cẩm Lạc thuộc diện áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất và bảo vệ thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Những “nút thắt” cuối trong công tác GPMB dự án cao tốc Bắc – Nam đang được các ban ngành, địa phương ở Hà Tĩnh nỗ lực tháo gỡ nhằm bàn giao cho chủ đầu tư đúng cam kết, tạo thuận lợi nhất cho quá trình thi công.
Sau quá trình thi công, tuyến cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh dài 107,28 km dần được hình thành rõ nét. Khi hoàn thành, đưa vào khai thác, khoảng cách di chuyển sẽ được rút ngắn đáng kể, tạo sức bật quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cho Hà Tĩnh.
Việc bàn giao mặt bằng sạch và đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng là những yếu tố quyết định, góp phần để quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam luôn thuận lợi, đáp ứng yêu cầu về tiến độ mà Chính phủ, Bộ GTVT đề ra.
Hà Tĩnh đã giải ngân được hơn 2.438 tỷ đồng nguồn kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh Trần Quang Tuấn đề nghị các đơn vị, địa phương cần tập trung, quan tâm tới công tác giải phóng mặt bằng, góp phần đẩy nhanh xây dựng công trình, dự án, giải ngân vốn đầu tư công.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng kế hoạch.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và tập trung, ưu tiên bố trí nhân lực để tuyên truyền, vận động, hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam.
Việc bổ sung cống chui dân sinh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua thôn Tân Phúc, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh) giúp người dân đi lại thuận lợi trong sản xuất, thăm viếng mồ mả.
Quy mô trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng xây dựng ở xã Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được đề xuất điều chỉnh tăng từ 2,5 ha/bên lên 5 ha/bên.
Vì không bị ảnh hưởng từ thời tiết mưa gió nên nhà thầu huy động tối đa nhân lực, máy móc thi công hầm Đèo Bụt – hầm xuyên núi duy nhất trên tuyến cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.
Trong số diện tích 57,42 ha cần trồng rừng thay thế ở Hà Tĩnh, qua rà soát, quỹ đất trồng còn lại trên địa bàn tỉnh là 30 ha nên địa phương đề nghị Trung ương bố trí trồng ở tỉnh khác 27,42 ha.
Tại Hà Tĩnh, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đã hoàn thành công tác kiểm đếm; công tác phê duyệt phương án bồi thường đạt 99,5%; bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đạt 98,22%.
Hà Tĩnh đang tập trung cao nhất giải quyết những khó khăn, vướng mắc cuối cùng trong công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư để bàn giao cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc – Nam đúng tiến độ.
Với sự nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, khó khăn trong nguồn vật liệu thi công dự án trọng điểm quốc gia đoạn qua Hà Tĩnh đã cơ bản được tháo gỡ.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương phối hợp với chủ đầu tư, nhà thầu giải quyết các vướng mắc, đảm bảo việc thi công dự án cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh thuận lợi.
Với 2.853,43 tỷ đồng nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam được cấp, tới nay, Hà Tĩnh đã giải ngân 2.010,15 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 71%.
Trong khi phần lớn các hộ dân ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã đồng thuận bàn giao mặt bằng thì hiện tại, 17 hộ ở xã Kim Song Trường vẫn chưa chấp thuận nhận tiền bồi thường dự án cao tốc Bắc - Nam.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ 7 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh.
Nút giao là điểm khớp nối giữa đoạn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 với 3 đoạn cao tốc thuộc giai đoạn 2021 - 2025 qua Hà Tĩnh.
Trước việc một số hộ dân ở xã Khánh Vĩnh Yên cố tình không chấp hành, cản trở thi công, ảnh hưởng đến tiến độ dự án cao tốc Bắc – Nam, UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã triển khai phương án bảo vệ thi công.
Với hỗ trợ từ bộ, ngành Trung ương cùng nhiều nỗ lực của Hà Tĩnh, “nút thắt” về nguồn vật liệu xây dựng thi công dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh đang dần được tháo gỡ.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương của Hà Tĩnh cần tiếp tục tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng và tích cực tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận trong thực hiện di dời tái định cư, góp phần bàn giao mặt bằng đúng thời hạn.
Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu BQL dự án, nhà thầu tích cực phối hợp với Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện thủ tục khai thác mỏ, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng với các khu vực khai thác nhằm sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cung ứng vật liệu xây dựng phục vụ dự án cao tốc Bắc – Nam.
Trong quá trình triển khai thi công dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh, chủ đầu tư, nhà thầu cùng các đơn vị liên quan được yêu cầu phải tuân thủ các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bên cạnh nỗ lực của các cấp, sự ủng hộ, đồng thuận từ người dân bị ảnh hưởng được xem là “chìa khóa” góp phần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.