Hà Tĩnh có 15 xã khu vực I, 89 xã khu vực II; 15 thôn đặc biệt khó khăn

(Baohatinh.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020. Theo danh sách, Hà Tĩnh có 15 xã khu vực I, 89 xã khu vực II; 15 thôn đặc biệt khó khăn.

ha tinh co 15 xa khu vuc i 89 xa khu vuc ii 15 thon dac biet kho khan

Bộ đội Biên phòng dạy chữ cho bà con dân tộc Chứt (Bản Rào Tre, xã Hương Lên, Hương Khê)

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách 20.176 thôn đặc biệt khó khăn, 1.935 xã khu vực III, 2.018 xã khu vực II và 1.313 xã khu vực I của 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020.

Các tỉnh có nhiều thôn đặc biệt khó khăn như: Sơn La 1.708 thôn; Cao Bằng 1.598 thôn; Hà Giang 1.408 thôn; Nghệ An 1.175 thôn; Điện Biên 1.146 thôn; Lạng Sơn 1.125 thôn; Lào Cai 1.007 thôn…

Hà Tĩnh có 15 xã khu vực I, 89 xã khu vực II; 15 thôn đặc biệt khó khăn.

ha tinh co 15 xa khu vuc i 89 xa khu vuc ii 15 thon dac biet kho khan

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có thay đổi, hiệu chỉnh tên thôn, tên xã, tên huyện trong danh sách, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc xem xét, quyết định điều chỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Chính sách mới hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, quy định mức phạt vi phạm hành chính, và giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD Việt Nam... là những điểm mới trong các chính sách sẽ có hiệu lực từ 1/5.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.