Hà Tĩnh đã dập tắt dịch sốt xuất huyết

(Baohatinh.vn) - Bác sĩ Nguyễn Chí Thanh - Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh cho biết: Đến nay đã qua 14 ngày không xuất hiện thêm trường hợp mắc mới sốt xuất huyết tại 2 ổ dịch ở phường Kỳ Long (thị xã Kỳ Anh) và xã Thạch Long (Thạch Hà); tất cả 30 người mắc bệnh đều đã khỏi nên có thể khẳng định trên địa bàn không còn loại dịch bệnh nguy hiểm này.

ha tinh da dap tat dich sot xuat huyet

Cán bộ y tế Trung tâm YTDP tỉnh và huyện hướng dẫn người dân Thạch Hà thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước

Dịch sốt xuất huyết xảy ra tại phường Kỳ Long vào ngày 15/9 đến ngày 4/10/2017 khiến 13 người mắc; tại xã Thạch Long, dịch xuất hiện vào ngày 22/9 đến ngày 3/10/2017 làm 17 người mắc. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch SXH, Sở Y tế đã triển khai đồng bộ các biện pháp khống chế dịch.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tập trung điều tra bọ gậy, giám sát, theo dõi số người mắc, khoanh vùng không để dịch bệnh lây lan sang các xã khác, hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế điều trị.

Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thạch Hà và thị xã Kỳ Anh phối hợp với các ban, ngành cấp xã, thôn ra quân làm chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường, xử lý lật úp các dụng cụ chứa nước, thu gom phế thải, khơi thông cống rãnh, đồng thời tiến hành nhiều đợt phun hóa chất diệt muỗi trên địa bàn thôn Đông Hà 2 - xã Thạch Long, thôn Long Thành - phường Kỳ Long và các thôn lân cận. Đồng thời tuyên truyền người dân thả cá rô vào bể chữa nước sinh hoạt và các biện pháp phòng, chống dịch trên hệ thống thông tin đại chúng.

Mặc dù SXH tại xã Thạch Long và phường Kỳ Long được khống chế, song với thời tiết hiện nay, nắng mưa thất thường, rất thuận lợi cho muỗi phát triển. Do vậy, Sở Y tế đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các đợt làm vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, triệt phá các nơi ẩn chứa của các loài muỗi, tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng bọ gậy, lật úp, tiêu hủy các phế thải chứa nước tại các hộ gia đình nhất là sau khi thời tiết thay đổi; điều tra, giám sát véc tơ truyền bệnh, với mục tiêu “không có loăng quăng, bọ gậy không có sốt xuất huyết”.

Tổ chức tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trên loa truyền thanh xã hướng dẫn người dân cần thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng, chống sốt xuất huyết: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Khi bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.