Hà Tĩnh hỗ trợ khó khăn do đại dịch COVID-19 đợt 9 với 1.169 người thụ hưởng

(Baohatinh.vn) - Tổng kinh phí hỗ trợ cho 5 nhóm đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đợt 9 này ở Hà Tĩnh là gần 2,37 tỷ đồng.

Hà Tĩnh hỗ trợ khó khăn do đại dịch COVID-19 đợt 9 với 1.169 người thụ hưởng

Người lao động làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ ảnh hưởng do dịch COVID-19 tại Trung tâm Hành chính công TX Kỳ Anh.

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 4124/QĐ-UBND ngày 21/12/2021 phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (đợt 9 năm 2021).

Theo đó, tổng số đối tượng được hỗ trợ đợt này là 1.169, trong đó: 152 người thuộc nhóm 4 (hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương); 688 người thuộc nhóm 5 (hỗ trợ người lao động ngừng việc); 199 người thuộc nhóm 7, 8 (hỗ trợ trẻ em và người điều trị, cách ly y tế); 130 hộ thuộc nhóm 10 (hỗ trợ hộ kinh doanh).

Tổng kinh phí hỗ trợ cho các trường hợp nêu trên là 2.366.966.000 đồng, bao gồm: ngân sách trung ương (hỗ trợ 60%) là 1.420.179.600 đồng; ngân sách địa phương (hỗ trợ 40%) là 946.786.400 đồng.

Trong 946.786.400 đồng hỗ trợ từ ngân sách địa phương, phần ngân sách tỉnh (hỗ trợ 70%) là 662.750.480 đồng, ngân sách cấp huyện (hỗ trợ 30%) là 284.035.920 đồng.

UBND tỉnh giao Sở Tài chính trích ngân sách dự phòng tỉnh năm 2021 số tiền 2.082.930.080 đồng (phần ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh đảm bảo) bổ sung cho các địa phương để thực hiện chi trả cho các đối tượng được phê duyệt; hoàn trả dự phòng ngân sách tỉnh sau khi Trung ương hỗ trợ theo quy định.

UBND các huyện: Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương Sơn, Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh trích từ nguồn dự phòng ngân sách cấp huyện năm 2021, số tiền 284.035.920 đồng để thực hiện chi trả cho các đối tượng được phê duyệt; chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, chi trả kinh phí kịp thời và thanh quyết toán theo quy định.

CHI TIẾT DANH SÁCH, SỐ TIỀN HỖ TRỢ MỜI XEM TẠI ĐÂY.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.