Hà Tĩnh khai giảng, dạy học thế nào để đảm bảo phòng dịch COVID-19?

(Baohatinh.vn) - Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho hơn 350 ngàn học sinh, cán bộ, giáo viên ở 667 trường học, Hà Tĩnh đã linh hoạt các phương án chuẩn bị cho năm học mới 2021 - 2022.

Linh hoạt hình thức khai giảng và kế hoạch dạy học

Khởi động năm học mới 2021 - 2022 trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương linh hoạt, sáng tạo, hoàn thành chương trình đảm bảo an toàn, chất lượng. Trên tinh thần chỉ đạo đó, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã chủ động chuẩn bị cho năm học mới.

Hà Tĩnh khai giảng, dạy học thế nào để đảm bảo phòng dịch COVID-19?

Khai giảng năm học mới sẽ được tổ chức linh hoạt tùy tình hình dịch bệnh (ảnh tư liệu).

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Đặng Thị Quỳnh Diệp cho biết: “Lịch khai giảng năm học sẽ tổ chức vào ngày 5/9. Tùy tình hình dịch bệnh ở các địa phương, các trường học sẽ được thực hiện theo 3 hình thức: khai giảng tập trung với quy mô phù hợp, thực hiện giãn cách, ưu tiên các lớp đầu cấp; khai giảng theo lớp hoặc khai giảng trực tuyến”.

Phương án tổ chức dạy học cũng được Sở trao quyền chủ động cho các nhà trường để linh hoạt kế hoạch phù hợp với tình hình dịch bệnh ở từng địa phương.

Cụ thể, trong trường hợp dịch bệnh được khống chế, tại các địa phương không thực hiện cách ly y tế, các trường học có thể xây dựng kế hoạch dạy trực tiếp với thời lượng khoảng 75%, dạy trực tuyến khoảng 25%.

Nếu địa phương có ca dương tính trong cộng đồng, cách ly y tế trong thời gian ngắn, việc dạy học trực tiếp có thể triển khai với thời lượng 50%, 50% còn lại dạy trực tuyến.

Ở địa bàn dịch bệnh diễn biến phức tạp, cách ly y tế dài ngày, việc dạy trực tiếp sẽ bố trí thời lượng khoảng 25%, dạy trực tuyến khoảng 75%.

Hà Tĩnh khai giảng, dạy học thế nào để đảm bảo phòng dịch COVID-19?

Các trường học ở Hương Khê vệ sinh trường lớp, chuẩn bị cho năm học mới (Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Phúc Trạch).

Từ hướng dẫn của Sở GD&ĐT, các huyện, thị, thành phố trên toàn tỉnh đã rà soát lại cơ sở vật chất để chủ động trong các tình huống.

Thầy Trần Đình Hùng - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê chia sẻ: “Để chuẩn bị phương án dạy học trực tuyến, chúng tôi đã khảo sát học sinh ở các bậc học trên toàn huyện. Theo đó, bậc THCS có khoảng 83% học sinh có điều kiện học tập, tiểu học là 73% nhưng số học sinh có điều kiện học ban ngày rất ít. Vì thế, chúng tôi đang chỉ đạo các trường linh hoạt bố trí thời gian dạy, tuyên truyền phụ huynh tạo điều kiện cho các em học tập; tổ chức các nhóm bạn, đôi bạn cùng tiến, học theo địa bàn thôn xóm (trong điều kiện cho phép)... Chúng tôi cũng đã đề xuất các cấp chính quyền địa phương cùng vào cuộc để kêu gọi các nguồn lực hỗ trợ phương tiện học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn…”.

Hà Tĩnh khai giảng, dạy học thế nào để đảm bảo phòng dịch COVID-19?

Giáo viên Trường Mầm non Hương Bình (Hương Khê) vệ sinh đồ chơi, sẵn sàng đón học sinh.

Sẵn sàng đón năm học mới

Tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều khó khăn và thử thách cho năm học mới. Tuy nhiên, để tạo tinh thần lạc quan, giáo viên các trường đã động viên nhau xốc lại tinh thần, cùng nhau vệ sinh, trang trí trường lớp, cảnh quan nhà trường.

Hà Tĩnh khai giảng, dạy học thế nào để đảm bảo phòng dịch COVID-19?

Giáo viên Trường Mầm non Tân Lâm Hương 1 (Thạch Hà) làm đất, trồng rau chuẩn bị cho những bữa ăn bán trú.

Tại Trường Mầm non Tân Lâm Hương 1 (Thạch Hà), ngay sau khi các công dân hết thời gian cách ly tập trung, giáo viên đã có mặt kịp thời để vệ sinh trường lớp.

Cô Nguyễn Thị Hòa - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Theo chỉ đạo chung, bậc mầm non không học trực tuyến, việc học trực tiếp phụ thuộc và tình hình dịch bệnh thế nhưng những ngày qua, chúng tôi vẫn tập trung vệ sinh trường lớp, tạo không khí vui tươi đón năm học mới. Các cô cũng đã cuốc đất làm lại vườn rau sạch để sẵn sàng cho những bữa ăn bán trú khi các cháu trở lại trường”.

Dịch bệnh đã khiến kế hoạch tựu trường phải lùi lại, thế nhưng cán bộ, giáo viên các trường học vẫn đến trường mỗi ngày để chuẩn bị cho năm học mới. Cùng với việc chăm sóc cảnh quan, môi trường, các hoạt động chuyên môn vẫn được triển khai sôi nổi.

Hà Tĩnh khai giảng, dạy học thế nào để đảm bảo phòng dịch COVID-19?

Giáo viên Trường Tiểu học Ngô Đức Kế (Can Lộc) nghiên cứu chuyên môn, chuẩn bị cho việc trển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.

“Thời gian qua, chúng tôi đã tổ chức các buổi học tập, nghiên cứu chuyên môn, xây dựng và hoàn thiện giáo án, chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình mới ở lớp 1 và lớp 2. Lùi tựu trường, nhưng giáo viên vẫn tổ chức cho học sinh khối 2 đến khối 5 hệ thống lại kiến thức bằng hình thức trực tuyến. Các giáo viên khối 1 cũng đã hoàn thành việc lập các nhóm lớp qua zalo, Facebook để làm quen với phụ huynh, học sinh. Mọi thứ đã sẵn sàng cho năm học mới”, cô Trần Thị Thanh Tâm - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Đức Kế (Can Lộc) chia sẻ.

Một năm học mới bắt đầu với nhiều khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, với sự chủ động của ngành GD&ĐT, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và khát khao học tập của học sinh, Hà Tĩnh đang phấn đấu triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 với mục tiêu: đảm bảo an toàn cho học sinh và cán bộ, giáo viên trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, giữ vững chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Chủ đề CHÀO NĂM HỌC MỚI

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.