Hà Tĩnh - Ninh Bình tăng cường hợp tác, chú trọng trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch

(Baohatinh.vn) - Lãnh đạo 2 tỉnh Hà Tĩnh - Ninh Bình đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những giải pháp phát triển du lịch nhanh và bền vững thời gian tới.

Hà Tĩnh - Ninh Bình tăng cường hợp tác, chú trọng trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch

Đại biểu 2 tỉnh Hà Tĩnh - Ninh Bình tham dự hội nghị.

Sáng 19/8, tại Ninh Bình, đồng chí Đoàn Minh Huấn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình và đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh chủ trì hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy 2 địa phương.

Cùng dự về phía tỉnh Ninh Bình có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc và các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Về phía tỉnh Hà Tĩnh có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh.

Hội nghị còn có sự tham dự của doanh nghiệp 2 địa phương, trong đó có Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường là chủ đầu tư khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính (Ninh Bình), khu du lịch quốc gia Tam Chúc (Hà Nam), khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên)...

Mở đầu hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình Mai Văn Tuất thông tin một số kết quả xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương trong thời gian qua. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy Ninh Bình chú trọng công tác xây dựng Đảng cả về tư tưởng, chính trị, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Hà Tĩnh - Ninh Bình tăng cường hợp tác, chú trọng trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình Mai Văn Tuất thông tin một số kết quả xây dựng Đảng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Binh thời gian qua.

Về kinh tế, từ một tỉnh thuần nông, quy mô nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm, không vững chắc, đến nay, tỉnh Ninh Bình duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao qua các thời kỳ, giai đoạn 2016 - 2020 đạt gần 8,9%/năm. Quy mô nền kinh tế của tỉnh không ngừng mở rộng, đến hết năm 2022, GRDP của tỉnh đạt gần 3,5 tỷ USD. Thu ngân sách của tỉnh tăng trưởng cao, năm 2022 là năm đầu tiên tỉnh Ninh Bình thực hiện tự chủ về ngân sách và cũng là năm có tổng thu ngân sách lớn nhất từ trước đến nay, đạt 24.301 tỷ đồng...

Hà Tĩnh - Ninh Bình tăng cường hợp tác, chú trọng trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch

Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh dự hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận một số nội dung hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa 2 địa phương. Về công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác phát triển đảng viên, nhất là đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước...

Hà Tĩnh - Ninh Bình tăng cường hợp tác, chú trọng trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng trao đổi một số nội dung tại hội nghị.

Đại biểu cũng trao đổi kinh nghiệm để bảo vệ danh thắng, tài nguyên, vừa đảm bảo nguồn vật liệu, nguyên liệu xây dựng; một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và mức độ hấp thụ chính sách ở Ninh Bình; kinh nghiệm trong công tác quy hoạch; xử lý tài sản sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Các đại biểu tỉnh Ninh Bình đã chia sẻ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp bền vững; cơ cấu nguồn thu ngân sách; những cách làm mới trong việc triển khai nghị quyết về phát triển văn hóa, con người Ninh Bình; chia sẻ về những tác động của Sở Du lịch đối với ngành du lịch Ninh Bình và những tiêu chí thành lập Sở Du lịch...

Tham gia chia sẻ về phát triển du lịch, ông Nguyễn Văn Trường – Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đánh giá cao tiềm năng du lịch Hà Tĩnh. Để phát triển du lịch, Hà Tĩnh phải lựa chọn đúng trọng tâm, trọng điểm, thế mạnh. Trong đó, cần khai thác tốt giá trị đặc biệt của các danh nhân văn hóa, các danh nhân lịch sử như: Đại thi hào Nguyễn Du, các cố Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập... Đồng thời, tổ chức kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư bài bản, gắn với lợi ích người dân.

Hà Tĩnh - Ninh Bình tăng cường hợp tác, chú trọng trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch

Ông Nguyễn Văn Trường – Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường chia sẻ về phát triển du lịch.

Theo Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, nếu phát huy tốt du lịch, Hà Tĩnh không chỉ tạo nguồn thu cho Nhân dân, ngân sách Nhà nước mà còn góp phần bảo tồn và phát huy tối đa các giá trị văn hóa, lịch sử.

Hà Tĩnh - Ninh Bình tăng cường hợp tác, chú trọng trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc chia sẻ một số kinh nhiệm, cách làm sáng tạo của Ninh Bình trong phát triển du lịch và kinh tế - xã hội.

Tại hội nghị, đồng chí Đoàn Minh Huấn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình phân tích thêm một số đặc điểm, lợi thế và những nét độc đáo của tỉnh Ninh Bình gắn với Di sản cố đô Hoa Lư; chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc phát huy lợi thế, phát huy nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Tĩnh - Ninh Bình tăng cường hợp tác, chú trọng trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn phát biểu tại hội nghị.

Trong đó, riêng ngành du lịch của tỉnh đã nhận diện được tiềm năng, thế mạnh riêng có và từng bước xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển nhanh và hiệu quả, gắn với các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất cố đô Hoa Lư. Cùng đó là phát huy giá trị toàn cầu của Di sản hỗn hợp văn hoá và thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An; kết hợp hài hòa giữa việc gìn giữ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống với phát triển kinh tế du lịch, đảm bảo lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp. Qua đó, đưa Ninh Bình trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam, trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu thế giới, nhóm 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực khác, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình nhấn mạnh, trong lịch sử, 2 tỉnh đã có nhiều sự gắn kết. Những năm gần đây, 2 địa phương đã có nhiều kết nối ở các lĩnh vực. Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều lợi thế và đang có sự phát triển năng động; xây dựng nông thôn mới có nhiều sáng tạo, đạt kết quả cao. Đó là cơ hội để 2 địa phương tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay trên các lĩnh vực cũng như tăng cường hợp tác hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng chúc mừng những thành quả mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình đạt được trong nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025. Là tỉnh có quy mô diện tích, dân số không lớn nhưng Ninh Bình đã phát huy tiềm năng, lợi thế riêng có để bứt phá, vươn lên mạnh mẽ.

Hà Tĩnh - Ninh Bình tăng cường hợp tác, chú trọng trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng phát biểu tại hội nghị.

Về phía Hà Tĩnh, tỉnh triển khai nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ đến nay gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19 bùng phát và tác động tiêu cực của tình hình thế giới, khu vực. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, đặc biệt là trận lũ lịch sử cuối năm 2020. Trong bối cảnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; cơ bản ban hành các nghị quyết chuyên đề và triển khai các nhiệm vụ theo chương trình toàn khóa trong 2 năm đầu nhiệm kỳ.

Cùng với ưu tiên nhiệm vụ chống dịch, Hà Tĩnh đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá về thu hút đầu tư. Giai đoạn 2021 - 2023, tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 5%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 54.000 tỷ đồng. Hiện nay, Hà Tĩnh thuộc 10 tỉnh trong cả nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất.

Cùng đó, Hà Tĩnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ đột phá, trọng tâm, trọng điểm. Theo đó, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp sau thép, dịch vụ logistics nhằm phát huy lợi thế cảng biển nước sâu, Khu Kinh tế Vũng Áng và Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo; tập trung cao Đề án xây dựng tỉnh nông thôn mới...

Đặc biệt, trong nửa nhiệm kỳ qua, toàn tỉnh đã huy động nguồn lực xã hội hóa hằng trăm tỷ đồng, xây dựng hàng ngàn nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai; xây dựng nhiều công trình phúc lợi công cộng như nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ, nhà ở công vụ cho giáo viên...

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh, Hà Tĩnh và Ninh Bình có nhiều điểm khá tương đồng. Đây là những thuận lợi để 2 tỉnh hợp tác phát triển trên các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mà 2 tỉnh có lợi thế. Đặc biệt, với những giá trị độc đáo, tiềm năng nổi trội của vùng đất Tràng An, mong muốn tỉnh Ninh Bình tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác với tỉnh Hà Tĩnh trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên để phát triển du lịch; có giải pháp kết nối tua, tuyến du lịch Ninh Bình - Hà Tĩnh gắn với “con đường di sản miền Trung”.

Tỉnh đang xây dựng Đề án phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong thời kỳ mới; xây dựng huyện Nghi Xuân nông thôn mới kiểu mẫu trên nền tảng văn hóa. Do đó, Hà Tĩnh mong muốn được chia sẻ thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đồng thời, mong các doanh nghiệp Ninh Bình tìm hiểu, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ Hà Tĩnh khai thác tiềm năng, phát triển du lịch; đặc biệt là du lịch tâm linh, văn hóa gắn với du lịch sinh thái, trải nghiệm...

Trên cơ sở chia sẻ tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đề nghị các sở, ngành của tỉnh tiếp thu và thường xuyên trao đổi, chia sẻ với tỉnh Ninh Bình để phối hợp tham mưu đề xuất chủ trương, chính sách và các giải pháp phát triển phù hợp.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...