Hà Tĩnh tập trung rà soát để kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng lũ lụt

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đang tập trung cao cho công tác rà soát, xác định, phân loại đối tượng thiệt hại sau lũ để có cơ sở hỗ trợ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất.

Những ngày này, khi công tác tiếp nhận và phân bổ hàng cứu trợ đã cơ bản hoàn thành thì cán bộ xã, thôn ở xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Xuyên) đang tập trung cho nhiệm vụ mới.

Hà Tĩnh tập trung rà soát để kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng lũ lụt

Cán bộ xã Cẩm Thành khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại của người dân.

Đó là tiến hành công tác rà soát thiệt hại, phát phiếu kê khai, phân loại đối tượng để báo cáo cấp trên làm cơ sở hỗ trợ người dân theo Quyết định số 3659/QĐ-UBND ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định tạm thời một số nội dung về hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định đời sống trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Thành Hoàng Minh Tân cho biết: “Toàn xã có hơn 2.300 hộ với trên 8.300 nhân khẩu, hầu hết đều chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Chúng tôi đã phải huy động 100% cán bộ ủy ban xã và thôn tập trung cho nhiệm vụ kê khai, rà soát thiệt hại của từng hộ dân. Đến nay, công việc này cơ bản hoàn tất; trong những ngày tới, các thôn sẽ tổ chức họp công khai kết quả; xã tổng hợp và báo cáo lên cấp trên để làm cơ sở hỗ trợ sớm nhất có thể cho người dân".

Hà Tĩnh tập trung rà soát để kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng lũ lụt

Mẫu phiếu kê khai được các địa phương phát tận nhà dân để tiến hành lấy thông tin, phân loại mức độ thiệt hại.

Mục tiêu mà chính quyền các địa phương vùng ngập lụt hướng đến cũng là niềm mong mỏi của hầu hết các hộ dân bị ảnh hưởng. Chị Nguyễn Thị Hà (thôn Nam Bắc Thành, xã Cẩm Thành) chia sẻ: “Đợt lũ vừa rồi cuốn trôi phần nhiều gà, vịt, lúa của gia đình. Mong chính quyền các cấp nhanh chóng hoàn tất công tác rà soát, kịp thời hỗ trợ người dân có vốn phục hồi sản xuất”.

Bên cạnh những hộ dân bị cuốn trôi tài sản, rất nhiều hộ gia đình có nhà cửa bị ảnh hưởng cũng đang mong chờ vào chính sách hỗ trợ của tỉnh.

Căn nhà của vợ chồng chị Nguyễn Thị Trang (thôn Tân Tiến, xã Tân Lâm Hương, Thạch Hà) vốn đã cũ kỹ, lại bị ngập trong nước lũ nhiều ngày nên đã xuống cấp trầm trọng, gây mất an toàn.

Hà Tĩnh tập trung rà soát để kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng lũ lụt

Căn nhà của gia đình chị Nguyễn Thị Trang xuống cấp trầm trọng sau mưa lũ.

“Sau lũ, đoàn công tác của các cấp ngành cũng đã đến thăm hỏi, động viên gia đình tôi. Tôi hy vọng được xét hỗ trợ để có kinh phí sửa chữa nhà chứ bước vào mùa mưa bão mà nhà cửa như thế này thì không thể yên tâm được” - chị Trang chia sẻ.

Được biết, trong trận lũ lịch sử vừa qua, huyện Thạch Hà có khoảng 10.765 nhà bị ngập nước; 76 ha lúa mùa, 538 ha rau màu, 3.850 cây cảnh thiệt hại trên 70%; 37 con trâu, bò, 28 con hươu, dê, 1.373 con lợn, 259.443 gia cầm... bị chết, trôi; 379,2 ha diện tích nuôi cá nước ngọt, 109,27 ha nuôi tôm... bị thiệt hại trên 70%.

Hà Tĩnh tập trung rà soát để kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng lũ lụt

Nhiều hộ dân có nhà cửa bị hư hỏng do mưa lũ đang mong chờ chính sách hỗ trợ để có kinh phí sửa chữa.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Thạch Hà Trần Danh Vinh cho biết: “Trước mắt, chúng tôi ưu tiên rà soát các hộ thiệt hại về sinh kế để hỗ trợ cây con giống kịp cho bà con sản xuất vụ đông; tiếp đến là tập trung đối tượng thiệt hại nhà ở để hỗ trợ kinh phí sửa chữa. Mục tiêu là làm sao để bà con ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất sớm nhất”.

Bên cạnh đó, huyện Thạch Hà cũng đã tiến hành rà soát và có kế hoạch phân bổ nguồn gạo cứu trợ đến từng đối tượng, đảm bảo đủ lương thực cung cấp cho bà con trong thời gian tới.

Hà Tĩnh tập trung rà soát để kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng lũ lụt

Phần lớn thóc lúa của người dân ở vùng ngập sâu bị hư hỏng, lên mầm.

Với TP Hà Tĩnh - địa bàn ít xảy ra tình trạng ngập lụt sâu như đợt lũ vừa qua, người dân chưa chủ động ứng phó nên thiệt hại về tài sản khá lớn. Hiện nay, công tác rà soát cũng đang được các phường, xã tiến hành khẩn trương.

Chủ tịch UBND phường Đại Nài Phạm Mạnh Hiền cho biết: “Đợt mưa lũ vừa qua, phường Đại Nài là địa bàn bị ngập sâu, ngập lâu nên số hộ bị thiệt hại tài sản khá lớn. Địa phương vừa thành lập đoàn kiểm tra để kiểm tra, đánh giá thực tế thiệt hại tại các hộ dân trên địa bàn".

Hà Tĩnh tập trung rà soát để kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng lũ lụt

Sự quan tâm, vào cuộc khẩn trương của các cấp ngành đang góp phần giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất (Trong ảnh: Agribank Hà Tĩnh II trao biểu trưng hỗ trợ 20 con bò giống, trị giá 300 triệu đồng cho huyện Cẩm Xuyên. Ảnh Nguyễn Oanh).

Để có nguồn kinh phí thực hiện việc hỗ trợ người dân các vùng bị ảnh hưởng lũ lụt, trên cơ sở đề xuất của Ban Cứu trợ tỉnh tại Văn bản số 03/TTr-BCTr ngày 6/11/2020, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã đồng ý phân bổ 46 tỷ đồng (ngoài 11 tỷ đã phân bổ trước đó) từ nguồn Quỹ Cứu trợ tỉnh.

Theo đó, huyện Cẩm Xuyên được phân bổ 9 tỷ đồng; Thạch Hà 8 tỷ đồng; TP Hà Tĩnh 8 tỷ đồng; Lộc Hà 3 tỷ đồng; huyện Kỳ Anh, Hương Khê, Vũ Quang, Nghi Xuân, Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Kỳ Anh, thị xã Hồng Lĩnh, mỗi địa phương 2 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Thị Mai Thủy cho biết: “Công tác rà soát, phân loại đang được các địa phương, cấp ngành tiến hành khẩn trương, tuy nhiên, đây là công việc cần sự công bằng, chính xác nên phải có thời gian soát xét kỹ càng. Việc hỗ trợ phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách; công khai, minh bạch, dân chủ trên tinh thần đoàn kết thương yêu đùm bọc trong cộng đồng”.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.