Trong 2 ngày 26,27 – 6, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Thứ trưởng Hứa Đức Nhị dẫn đầu có chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh nhằm kiểm tra, chỉ đạo công tác PCCCR và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (chuyển rừng sang trồng cao su, làm công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, cơ sở hạ tầng; chuyển rừng phòng hộ sang rừng sản xuất; cho thuê đất trồng rừng).
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hứa Đức Nhị (phía ngoài, bên phải) và đoàn công tác kiểm tra công tác bảo vệ, PCCC rừng Hồng Lĩnh...
Đón tiếp và làm việc với đoàn công tác có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Kỳ, Võ Kim Cự, lãnh đạo Sở NN&PTNT và lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
Thời gian qua, công tác BVR-PCCCR được các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp tỉnh Hà Tĩnh quan tâm triển khai sớm và đồng bộ, các giải pháp phòng cháy được chú trọng, phương án chữa cháy rừng được chuẩn bị khá tốt ở cơ sở, có phương án ứng cứu khi xẩy cháy lớn theo đúng yêu cầu. Việc tuần tra, trực gác lửa tại các vùng rừng trọng điểm đã được tổ chức phối hợp tốt. Tuy vậy, trong tháng 5 và 6, do nắng nóng kéo dài, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xẩy ra 21 vụ cháy rừng, ước tính thiệt hại khoảng 47 ha.
...và kiểm tra tình hình trồng rừng tại BQL rừng phòng hộ Cẩm Xuyên
Năm 2010, diện tích rừng phòng hộ được nhà nước đầu tư bảo vệ là 47.670 ha, đến nay số diện tích này đã được giao khoán đến tận hộ quản lý bảo vệ. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo luật định, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư sớm triển khai dự án đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của tỉnh. Hiện nay, các Công ty Cao su đang tiến hành điều tra, khảo sát chi tiết để lập dự án trồng cao su trình UBND tỉnh phê duyệt chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng cao su trên địa bàn 5 huyện với tổng diện tích hơn 5 nghìn ha.
Về giao rừng, cho thuê rừng, đến nay UBND tỉnh đang chỉ đạo rà soát đất đai ở các chủ rừng sử dụng không có hiệu quả để thu hồi chuyển về địa phương giao cho hộ gia đình quản lý, sử dụng với diện tích 15.000 ha. Về vấn đề đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực lâm nghiệp, cho đến nay Hà Tĩnh chưa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng và đất lâm nghiệp để trồng rừng.
Kiểm tra việc chuyển rừng sang trồng cao su tại Công ty Cao su Hương Khê
Sau khi đoàn đi kiểm tra thực tế công tác PCCCR và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại Công ty Cao su Hương Khê, rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên và Vườn Quốc gia Vũ Quang, Thứ trưởng Hứa Đức Nhị ghi nhận và biểu dương những kết quả mà ngành lâm nghiệp Hà Tĩnh đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là trong công tác PCCCR (nơi luôn được dự báo là tâm điểm của nắng nóng). Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh đã làm đúng trình tự, thủ tục, diện tích đất rừng chuyển đổi đã phát huy được tối đa hiệu quả. Thứ trưởng cũng lưu ý, Hà Tĩnh cần làm tốt công tác tuyên truyền đến tận người dân trong việc BVR-PCCCR, đặc biệt trong thời kỳ cao điểm khô hạn; tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, chủ rừng đảm bảo việc sử dụng rừng đúng mục đích, nâng cao chất lượng rừng sản xuất, đồng thời tiếp tục rà soát lại diện tích rừng sản xuất kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cần làm đúng qui định, đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh. Báo Hà Tĩnh đăng toàn văn nghị quyết về nội dung quan trọng này.
Đoàn viên thanh niên Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo huyện về chính sách vay vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, đào tạo, giải quyết việc làm.
Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2025 - 2031 với số phiếu cao 175/183.
Các kiến nghị của công dân TP Hà Tĩnh chưa được xử lý dứt điểm chủ yếu liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường dự án, giải phóng mặt bằng...
Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Từ ngày 20/11 đến trưa ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV sẽ bước vào đợt 2 để cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật, biểu quyết thông qua 18 luật và 9 nghị quyết.
Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã hoàn thành công tác khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an cho thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị.
Lãnh đạo các địa phương, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện ở Hà Tĩnh đã được quán triệt các văn bản chỉ đạo về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và các văn bản mới của Trung ương.
Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Tĩnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng yêu cầu MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh phát huy vai trò trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; đưa hoạt động đi vào chiều sâu, thực chất...
Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Trong suốt 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Công khai, minh bạch, rõ ràng, chính xác, tuân thủ quy trình, thực hiện tốt “3 gặp” và “4 biết”… là yếu tố quan trọng để các địa phương ở Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác tuyển quân.
Thủ tướng lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18 Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, do ông làm trưởng ban.
Những năm qua, công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo được cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đạt được những kết quả tích cực.
Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh cơ bản đã đồng hóa, sống xen ghép với người Kinh tại 8 thôn, bản thuộc 3 huyện miền núi là Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.