Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội bắt đầu xin ý kiến bộ ngành về kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão, với hai phương án nghỉ 7 hoặc 9 ngày.
Phương án một nghỉ 7 ngày, công chức, viên chức sẽ được nghỉ năm ngày chính thức và hai ngày nghỉ bù, kéo dài từ 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão (từ thứ Sáu, ngày 20/1/2023 đến hết thứ năm, ngày 26/1/2023).
Phương án hai kéo dài 9 ngày, từ 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão. Kỳ nghỉ gồm năm ngày chính thức, hai ngày nghỉ bù và hai ngày nghỉ hằng tuần (từ thứ bảy 21/1 đến hết Chủ nhật tuần sau 29/1/2023).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất chọn phương án 7 ngày để đảm bảo tổng số ngày nghỉ liên tục không quá dài, hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết.
Sau khi tổng hợp ý kiến, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Hoa đào theo những xe hàng rong xuống phố Hà Nội mỗi dịp cận Tết. Ảnh: Giang Huy
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng xin ý kiến hai phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023, đều kéo dài bốn ngày. Phương án một từ 1/9 đến 4/9, ngoài hai ngày chính thức có thêm một ngày nghỉ hằng tuần và một ngày nghỉ bù.
Phương án hai nghỉ từ 2/9 đến hết 5/9/2023, gồm hai ngày chính thức và hai ngày nghỉ bù. Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ trùng với thời điểm học sinh khai giảng năm mới học.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất theo phương án một để “nghỉ hài hòa, tránh trùng ngày khai giảng”.
Với người lao động làm việc trong doanh nghiệp, giới chủ căn cứ vào lịch nghỉ của công chức, viên chức để bố trí cho phù hợp. Song Bộ khuyến khích áp dụng lịch nghỉ như trên. Người lao động nếu làm thêm giờ, làm việc ban đêm vào dịp lễ, Tết sẽ được hưởng lương ít nhất 300%, chưa bao gồm tiền lương làm việc trong ngày. Lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ lễ hằng năm sẽ được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền và ngày quốc khánh của nước họ.
Từ năm 2021, Việt Nam có thêm một ngày nghỉ lễ dịp 2/9, ngoài 10 ngày nghỉ theo quy định. Chính phủ sẽ lựa chọn ngày nghỉ vào 1/9 hoặc 3/9 tùy lịch từng năm.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát; thường xuyên kiểm tra, giám sát công trình để đảm bảo chất lượng.
Thành lập các tổ thợ nề cựu chiến binh, xây dựng quỹ 1.000 đồng là những cách làm được hội viên Hội Cựu chiến binh Hà Tĩnh triển khai nhằm chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Hiện các quy định về tiền lương cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều gắn với các đơn vị hành chính. Do đó, song song với sắp xếp sáp nhập các tỉnh, xã cũng sẽ phải điều chỉnh các quy định này.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; đây cũng là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của Hà Tĩnh.
Trong 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 29 đơn vị chưa nộp giảm nợ và bổ sung thêm 1 đơn vị.
Với phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân chủ động, cộng đồng giúp đỡ”, năm 2025, TX Hồng Lĩnh đặt mục tiêu xây mới và sửa chữa 35 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo...
Một người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng vừa thuộc diện thu nhập thấp theo tiêu chí nhà ở xã hội nhưng lại phải đóng thuế thu nhập cá nhân, cho thấy sự chồng chéo và khoảng trống chính sách.
Nguồn kinh phí góp phần giúp cấp ủy, chính quyền và người dân Hà Tĩnh triển khai hiệu quả mục tiêu chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trong năm 2025.
Nguồn kinh phí sẽ được phân bổ về các địa phương để kịp thời hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo xây mới, sửa chữa nhà ở theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn Hà Tĩnh.
Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ sử dụng nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội cho biết việc giảm thuế doanh nghiệp cho báo chí đã được nhiều đại biểu đề cập, Bộ trưởng Tài chính cũng 2 lần nói tiếp thu nhưng đến nay vẫn chưa thấy tiếp thu.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có Công văn 444/BHXH-TCCB hướng dẫn triển khai chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Các chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy các bộ, ngành; quy định mới về chế độ bảo hiểm xã hội với dân quân thường trực là hai trong số những chính sách mới nổi bật có hiệu lực kể từ tháng 3/2025.
Chương trình tập huấn của ngành thuế nhằm hỗ trợ giám đốc, kế toán các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh thực hiện quyết toán thuế và nắm bắt chính sách thuế mới năm 2025.
Bộ Nội vụ cho biết đang xây dựng Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng chính sách vượt trội đối với chuyên gia cao cấp tại các cơ quan tham mưu ở Trung ương.
Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Trong 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 24 đơn vị chưa nộp giảm nợ hoặc giảm một phần rất nhỏ và bổ sung thêm 5 đơn vị.
Sở Nội vụ Hà Tĩnh ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ.
Bộ Tài chính lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất nhằm cụ thể hóa Luật Đất đai năm 2024 và giải quyết vướng mắc của quy định hiện hành.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã tặng quà, động viên, thăm hỏi, chúc cán bộ, nhân viên, đối tượng bảo trợ xã hội và các em nhỏ ở các cơ sở một năm mới nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc.
Đến thời điểm hiện nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã hoàn thành chi trả tiền trợ cấp ưu đãi cho người có công và thân nhân người có công trong 2 tháng đầu năm 2025.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chúc các gia đình chính sách và người cao tuổi ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đón Tết, vui xuân ấm áp, an toàn, hạnh phúc.
Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc mà ngành LĐ-TB&XH đã và đang tập trung xử lý, tháo gỡ.