Hạnh phúc trong vòng tay yêu thương

(Baohatinh.vn) - Những ngày này, cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Nhung đang sống trong niềm vui lớn khi ước mơ được giảng dạy ngay trên mảnh đất quê hương đã trở thành hiện thực. Sự quan tâm kịp thời của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, chính quyền địa phương và của ngành giáo dục Hương Sơn đã mang đến động lực, niềm tin để cô tiếp tục vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt trọng trách của mình.

hanh phuc trong vong tay yeu thuong

Một giờ giảng bài của cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Căn bệnh hiểm nghèo của chồng - một chiến sỹ hải quân công tác nơi biển đảo xa xôi khiến cuộc sống trong gia đình nhỏ của cô giáo Tuyết Nhung đứng trước phong ba bão tố. Năm 2016, cô giáo trẻ quyết định cùng chồng và 2 con nhỏ rời căn nhà thân yêu ở Vũng Tàu, về quê ở thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) sinh sống.

Sự hỗ trợ, đùm bọc của gia đình hai bên nội ngoại, của bà con xóm làng bước đầu đã giúp cô vượt qua sự khủng hoảng về tinh thần để toàn tâm, toàn ý chăm sóc chồng con. Thế nhưng, nỗi buồn vì phải tạm thời xa trường, xa lớp thỉnh thoảng lại ùa về trong tâm trí cô, nhất là những lúc đưa đón con đi học.

Tuyết Nhung tâm sự: “Vẫn biết việc chuyển công tác từ tỉnh này sang tỉnh khác là điều hết sức khó khăn, nhưng để công việc không bị gián đoạn quá lâu, lại có thể tiện việc chăm chồng, chăm con nên tôi đã mạnh dạn làm hồ sơ và nhờ cơ quan chồng tác động thêm. Từ sự quan tâm của Chủ tịch UBND tỉnh, ngay sau khi gửi hồ sơ khoảng 2 tuần, nguyện vọng của tôi đã được huyện Hương Sơn, Phòng Nội vụ và Phòng Giáo dục huyện phối hợp giải quyết. Với tôi, đây thực sự như một giấc mơ”.

hanh phuc trong vong tay yeu thuong

Cô Tuyết Nhung (người ngồi giữa) cùng các đồng nghiệp tổ Khoa học xã hội trao đổi chuyên môn nghiệp vụ.

Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ cho biết: “Đây là việc làm có ý nghĩa thể hiện tính nhân văn, đồng thời cũng là một trong những chính sách hậu phương quân đội mà lãnh đạo tỉnh và chính quyền địa phương hết sức quan tâm”.

Vậy là sau gần 1 tháng vừa làm hồ sơ, vừa hoàn tất các thủ tục, ngày 1/4/2017, ước mơ của cô Tuyết Nhung đã trở thành hiện thực. Theo nguyện vọng, cô được về giảng dạy tại Trường THCS Phố Diệm - ngôi trường ở thị trấn Phố Châu chỉ cách nhà cô khoảng 2 km.

Thầy Phan Duy Sỹ - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Sơn cho biết: “Do thực trạng giáo viên (GV) trên địa bàn Hà Tĩnh dôi dư nên những năm gần đây, tỉnh và ngành giáo dục đã có chủ trương không tuyển dụng thêm và cũng không nhận GV từ tỉnh khác chuyển về. Thế nhưng, cô giáo Tuyết Nhung là một trường hợp đặc biệt, nên lãnh đạo tỉnh, chính quyền địa phương và ngành chúng tôi đã linh động, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho cô”.

Gần 1 tháng công tác tại môi trường mới, với cô Tuyết Nhung, đây dường như đã trở thành ngôi nhà thứ 2 của mình. Sự quan tâm, gần gũi của các đồng nghiệp trong việc giúp cô làm quen với ngôi trường mới, học trò mới và phương pháp giảng dạy mới đã xóa đi những cảm giác rụt rè, bỡ ngỡ.

Thầy Nguyễn Đình Khôi - Hiệu trưởng Trường THCS Phố Diệm cho biết: “Ngay sau khi tiếp nhận, chúng tôi đã tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của cô Nhung để bố trí thời khóa biểu hợp lý. Mỗi GV trung bình mỗi tuần có 19 tiết đứng lớp nhưng chúng tôi chỉ bố trí cho cô 11 tiết; không bố trí vào tiết 1 và tiết 5 để cô có thời gian chăm sóc gia đình. Các GV trong nhà trường đều hết lòng đùm bọc và tận tình giúp đỡ, bố trí dạy thay khi cô đưa chồng đi chữa trị”.

Tình cảm ấm áp, sự quan tâm của mọi người là động lực tiếp thêm sức mạnh để cô Tuyết Nhung vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình, người GV khi đứng lớp.

Xúc động nghẹn ngào, Tuyết Nhung tâm sự: “Sau khi về nhận công tác, chủ tịch UBND tỉnh cũng đã gọi điện động viên, thăm hỏi tình hình công tác của tôi ở trường mới. Sự quan tâm tận tình ấy của lãnh đạo tỉnh, của chính quyền địa phương và ban giám hiệu nhà trường cùng đồng nghiệp đã khiến tôi rất xúc động. Tôi hứa sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, không phụ sự quan tâm của mọi người”.

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.