“Hậu phương bé nhỏ” của những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch

(Baohatinh.vn) - Sự đồng hành, sẻ chia từ “hậu phương” là liều thuốc tinh thần, xoa dịu mọi vất vả, nhọc nhằn cho những chiến sỹ tuyến đầu trên trận chiến chống Covid-19 tại Hà Tĩnh.

“Bố và các chú trực có vất vả lắm không? Bao giờ bố mới trở về?“.”Con gái cứ ở nhà ngoan, bao giờ hết dịch, bố sẽ về với 3 mẹ con!”. Đã nhiều ngày nay, em Trần Nhật Hà (SN 2011, phường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh) và bố là Thiếu tá Trần Đình Vĩ (hiện đang công tác tại Đội CSGT Công an TP. Hà Tĩnh) chỉ có thể “gặp” nhau qua những cuộc trò chuyện ngắn ngủi qua điện thoại như thế.

“Hậu phương bé nhỏ” của những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch

Bức ảnh Thiếu tá Trần Đình Vĩ cùng lực lượng trực chốt bám trụ trong đêm mưa gây ấn tượng mạnh mẽ.

Từ tháng 3/2021, ngoài công việc chuyên môn, anh Vĩ còn hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ cấp căn cước công dân cho hơn 79.000 người trên địa bàn thành phố. Khi chiến dịch gần kết thúc cũng là lúc TP Hà Tĩnh xuất hiện 2 ca mắc Covid-19 (ngày 5/6).

Nhằm đảm bảo tốt việc truy vết, ngăn không cho dịch lây lan, ngày 8/6, UBND tỉnh quyết định thiết lập vùng cách ly y tế trên toàn thành phố. Lúc này, Thiếu tá Vĩ được phân công trực chốt tại cầu Thạch Đồng (xã Đồng Môn, TP. Hà Tĩnh).

Quãng đường từ nơi trực gác về nhà (phường Nguyễn Du) chỉ vài cây số, song từ đó đến nay, anh Vĩ chưa thể về cùng gia đình. Để tiếp thêm động lực cho bố, Nhật Hà - con gái út của anh đã viết thư chia sẻ tâm sự với những lời lẽ muôn vàn yêu thương. Lá thư của Nhật Hà cũng là nỗi niềm của rất nhiều bạn nhỏ khác có bố, mẹ đang kiên cường chiến đấu trong tâm dịch.

Xem bức thư với nét chữ thân quen của cô con gái bé nhỏ, anh lặng đi rồi nghẹn ngào vì bất ngờ, xúc động...

“Hậu phương bé nhỏ” của những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch

Lá thư của Nhật Hà gửi đến bố của mình.

Bằng nét chữ nắn nót, ngôn từ giản dị, hồn nhiên, Nhật Hà gửi đến bố Vĩ cùng các đồng đội muôn vàn yêu thương. Em động viên, căn dặn bố nhớ phải giữ gìn sức khỏe và bày tỏ mong ước dịch bệnh sớm qua nhanh để bố có thể trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Gác lại những cảm xúc nhớ nhung và buồn bã, cuối thư, “con gái yêu của bố Vĩ” không quên nhắn nhủ: “Ba cho con gửi lời hỏi thăm tới các chú đồng đội của ba, con chúc ba và các chú luôn khỏe mạnh, bình an để hoàn thành tốt nhiệm vụ!”.

“Hậu phương bé nhỏ” của những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch

Nhật Hà là con gái thứ 2 của Thiếu tá Trần Đình Vĩ.

Dù nhà chỉ cách nơi làm việc mỗi cây cầu Cày nhưng chị Võ Thị Lam (công tác Khoa xét nghiệm, Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà) 12 ngày vẫn chưa trở về với gia đình.

Trong những ngày lực lượng tuyến đầu “gồng mình” với cuộc chiến chống Covid-19, chị Lam ngày đêm cùng đồng nghiệp thực hiện công tác truy vết, lấy mẫu xét nghiệm. Công việc vô cùng bận rộn, gần như chẳng có lấy một chút thời gian để nghỉ ngơi.

“Hậu phương bé nhỏ” của những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch

Cán bộ y tế huyện Thạch Hà ngày đêm thực hiện việc truy vết, lấy mẫu xét nghiệm.

12 ngày mẹ xa nhà cũng là ngần ấy thời gian 2 cháu Trần Võ Huyền Trân (SN 2015) và Trần Võ Hương Giang (SN 2017) nhớ mẹ đến quay quắt.

Dẫu còn rất nhỏ nhưng cả hai chị em đều vô cùng hiểu chuyện. Là chị lớn, cháu Huyền Trân thường trò chuyện, động viên, bảo ban, khích lệ em Giang để phần nào vơi bớt nỗi nhớ người mẹ vẫn đang ngày đêm cùng đồng đội lăn xả nơi “tiền tuyến”.

“Hậu phương bé nhỏ” của những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch

Những lúc rảnh rỗi hiếm hoi, chị Lam đưa ảnh các con ra ngắm để phần nào vơi bớt nỗi nhớ.

Tranh thủ những khoảng thời gian rảnh rỗi hiếm hoi trong ngày, việc đầu tiên chị Lam làm là cầm điện thoại để được nhìn thấy con. Mặc dù được chị Trân động viên “mẹ và các dì đang làm nhiệm vụ lớn, chị em mình nên lấy đó làm tự hào” nhưng lần nào nhìn thấy mẹ, cháu Hương Giang cũng òa khóc vì tủi thân, vì nhớ.

Những ngày mẹ “trực chiến”, hai chị em Trân, Giang ở nhà với bố. “Do 2 bên nội ngoại đều ở xa nên một mình anh ở nhà chăm các con cũng vất vả. Hai vợ chồng chỉ biết khích lệ, trấn an tinh thần nhau cùng cố gắng vượt qua quãng thời gian khó khăn này. Những ngày gần đây, anh bảo với vợ hạn chế gọi điện về cho con bởi cứ nghe điện thoại xong, hai chị em nhớ mẹ, nước mắt chảy ướt gối nhưng không dám khóc to kẻo sợ bố lo lắng...” - chị Lam nghẹn ngào.

“Hậu phương bé nhỏ” của những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch

Lần nào nhận điện thoại, cháu Hương Giang cũng khóc vì nhớ mẹ.

Huyện Thạch Hà là địa phương phát hiện số trường hợp F0 nhiều nên công việc của Khoa xét nghiệm càng vất vả gấp bội. Những ngày dịch bùng phát cao điểm, tổ của chị Lam có tất cả 35 người thực hiện công việc lấy mẫu, trong số đó, có đến 32 là chị em phụ nữ. Tất cả đều có con nhỏ, phần lớn từ 1 đến 6 tuổi.

Nhìn hình ảnh người bố trong bộ đồ bảo hộ kín mít, đang cần mẫn bê từng thùng nước, chuẩn bị cơm trong cơ sở cách ly tập trung ở túc xá Trường Đại học Hà Tĩnh (thôn Đông Vịnh, xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên), các con của Thiếu tá Phan Huân (đang công tác tại Trung đoàn 841) bất chợt rơi nước mắt...

“Hậu phương bé nhỏ” của những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch

Công việc hằng ngày của anh Huân cùng đội ngũ phục vụ là tiếp tế nước...

Kể từ khi anh Huân làm nhiệm vụ “trực chiến”, 3 chị em Phan Lê Bảo Nhi (14 tuổi), Phan Bảo Khánh (6 tuổi) và Phan Lê Bảo Hân (3 tuổi, nhà ở thôn Lai Trung, xã Cẩm Thịnh, Cẩm Xuyên) ngày nào cũng mong đến giờ để được gọi điện cho bố.

“Bất cứ lúc nào bố gọi điện về, cả 3 chị em đều thích thú chạy lại cùng nghe điện thoại. Mẹ chỉ kịp hỏi han vài câu, em Khánh và em Hân háo hức, dồn dập hỏi khi nào bố về, hôm nay bố ăn cơm chưa, bố có vất vả không? Lắm lúc nhớ bố, cháu gọi 2 em vào để cùng gọi facetime nhưng không phải lúc nào bố cũng có thể nghe máy...” - giọng Bảo Nhi chùng xuống.

“Hậu phương bé nhỏ” của những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch

... và cơm đến từng phòng cho công dân.

Công việc hằng ngày của anh Huân cùng 6 cán bộ phục vụ tại cơ sở cách ly là tiếp tế cơm nước, đo thân nhiệt, kiểm tra sức khỏe, dọn dẹp vệ sinh, thu gom, xử lý rác thải. “Thời tiết Hà Tĩnh nắng nóng gay gắt, phải mặc bộ quần áo bảo hộ y tế chỉ hở đôi mắt, mồ hôi ướt sũng như tắm, liên tục bê từng bình nước, từng suất cơm... từ tầng 1 lên tầng 5 thực sự là một “thử thách” nhưng anh em chúng tôi luôn động viên nhau gắng vượt qua. Hy vọng rằng, nỗ lực của những chiến sỹ tuyến đầu và tất cả người dân sẽ phần chung tay góp sức đẩy lùi dịch bệnh, để trả lại bình yên cho xã hội và chúng tôi, được trở về với gia đình, với các con” - Thiếu tá Huân chia sẻ.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Theo các chuyên gia, mỗi người chỉ nên sở hữu từ 1 đến 2 thẻ tín dụng để dễ quản lý và tránh rủi ro về tài chính. Việc sử dụng nhiều thẻ có thể dẫn đến việc quên thanh toán hàng tháng.
Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.