Heineken xâm nhập sâu thị trường Việt, các hãng bia nội "coi chừng"

(Baohatinh.vn) - Heineken NV vừa mở rộng hoạt động sản xuất ở Việt Nam bằng việc mua lại một nhà máy bia từ đối thủ Carlsberg A/S. Động thái mới này của Heineken đã một lần nữa làm nổi bật thêm mức độ quan tâm ngày càng cao của các thương hiệu bia nước ngoài đến thị trường khoảng 70 triệu dân ở Đông Nam Á.

heineken xam nhap sau thi truong viet cac hang bia noi coi chung

Ảnh minh họa: Reuters

Các quán bar và cà phê đường phố phát triển mạnh, cùng với đó là cơ cấu dân số trẻ và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, các yếu tố trên đã giúp thị trường Việt Nam trở nên “hấp dẫn” và thúc đẩy các hãng bia ngoại như Heineken, Thai Beverage PCL và Asahi Group Holdings Ltd mở rộng hoạt động sản xuất ở đất nước này.

Mức độ quan tâm cũng trở nên rõ rệt hơn khi Chính phủ Việt Nam có kế hoạch giảm bớt tỷ lệ sở hữu ở các tài sản sinh lợi. Ví dụ rõ nhất là tham vọng tăng gấp đôi số cổ phần sở hữu tại Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) của Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) thời gian gần đây.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đang xem xét bán đến 100% số cổ phần nhà nước nắm giữ ở Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Đây là một trong những thương vụ thoái vốn đã được chờ đợi từ rất lâu, từng thu hút sự quan tâm của các nhà sản xuất bia Nhật Bản và châu Âu trong quá khứ.

“Thị trường bia Việt Nam đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, như các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản và Thái Lan”, ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital - công ty hiện quản lý khoảng 1,5 tỷ USD các khoản đầu tư, nói với Bloomberg. “Điều này nói chung phản ánh mức độ quan tâm ở tầm chiến lược lớn hơn trên nhiều lĩnh vực của các nhà đầu tư ngoại”.

Mức độ tiêu thụ bia ở Việt Nam đã tăng khoảng 40% trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2010-2015), số liệu từ Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam. Theo Euromonitor International, người Việt dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng hơn 4,04 tỷ lít bia trong năm nay, mức cao nhất trong khu vực và cao hơn mức 3,88 tỷ lít của năm ngoái.

“Mức tăng trưởng thần kỳ”

Các nhà kinh tế dự báo Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2016 do ngành công nghiệp nước này đang phát triển và ngày càng khẳng định được chỗ đứng quan trọng trong nền kinh tế những năm vừa qua.

Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đủ tuổi uống rượu hợp pháp, dự kiến sẽ tăng từ mức 68,7 triệu người trong năm nay lên mức 72,4 triệu người năm 2021, theo Euromonitor.

“Mức tăng trưởng của thị trường bia Việt Nam những năm qua là không có gì đáng ngạc nhiên, và nó cũng không có dấu hiệu sẽ chậm lại” - ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng bộ phận dầu tư của Công ty quản lý quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam (VinaCapital) cho biết.

Heniken hồi tháng trước đã mua lại một nhà máy bia của Carlsberg ở miền nam Việt Nam. Ông Cees"t Hart, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Carlsberg cho biết việc bán nhà máy này sẽ cho phép nhà sản xuất bia Đan Mạch tập trung hơn vào thị trường phía bắc.

Ít bị chi phối

Một điểm thu hút nữa của thị trường bia Việt Nam là nó ít bị chi phối bởi các hãng bia nội hơn so với các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản hoặc Thái Lan, nơi mà các thương hiệu bia trong nước thường chiếm đến khoảng 90% trong số lượng bia tiêu thụ - theo nhà phân tích Andre Lianto của Euromonitor.

Ở Việt Nam, khoảng 63% tổng khối lượng bia tiêu thụ năm 2015 đến từ các nhà sản xuất trong nước, điều này giúp tạo “sân chơi” để các hãng bia ngoại có cơ hội phát triển.

Hạn chế

Vẫn còn đó những rủi ro cho các nhà đầu tư ngoại khi Việt Nam đang phải hứng chịu các tác động từ đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 30 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, nguồn thu từ dầu sụt giảm khiến cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% của Việt Nam trong năm 2016 trở nên “khó đạt được” - ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho biết hồi tháng trước.

Nền kinh tế Việt Nam được dự kiến sẽ tăng trưởng 6,3% trong năm nay, theo một ước tính trung bình thông qua khảo sát các nhà kinh tế học được thực hiện bởi Bloomberg.

* Nội dung bài viết được Báo Hà Tĩnh điện tử lược dịch từ Bloomberg.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.