(Baohatinh.vn) - Sáng nay (28/4), Trường Đại học Hà Tĩnh phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững” với sự tham dự của nhiều trường đại học, học viện và các chguyeen gia nước ngoài.
Tham dự hội thảo có: TS. Trần Đình Lân, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển (Viện KH&CN); PGS.TS Trần Đại Lâm, Phó Giám đốc Học viện Khoa học công nghệ (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam); PGS.TS Sốm Chăn Bun Phăn Ni, Phó Giám đốc Học viện Quốc gia Lào; PGS.TS Thả Ra Wút Bùn Lứa, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nakhon Phanom (Lào); các nhà khoa học, thầy cô giáo đến từ các trường Đại học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước; đoàn tư vấn phát triển bền vững Hà Tĩnh.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh nhấn mạnh: Vấn đề toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là vấn đề nóng, quan trọng và cấp bách hiện nay.
Diễn đàn mong muốn nhận sự chia sẻ thông tin, công trình và kinh nghiệm về các vấn đề liên quan từ các nhà khoa học trong và ngoài nước; qua đó, thảo luận các xu hướng trong tương lai cũng như các chiến lược và giải pháp hội nhập sâu rộng, toàn diện với các nước trên thế giới, ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu, giải pháp phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Hội thảo đã nhận gần 120 bài viết từ các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong đó có 5 tham luận được trình bày trước đại biểu.
Dr. Warinmad Kedthongma (Trường Đại học Kasetsart) trình bày tham luận “Lối sống của các cuộc hôn nhân giữa người Thái và người nước ngoài”
TS. Trần Đình Lân - Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường biển trình bày tham luận “Hợp tác quốc tế nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển hướng tới phát triển bền vững ở Viện Tài nguyên và Môi trường biển”
GS.TS Nguyễn Văn Đính trình bày tham luận “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng hội nhập cộng đồng quốc tế kinh tế Asean (AEC)
Hội thảo cũng ghi nhận các ý kiến thảo luận xoay quanh vấn đề về giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh, cảnh báo rủi ro môi trường biển, thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam...
Các hoạt động tập huấn là dịp để cán bộ phụ trách thiếu nhi trên địa bàn Hà Tĩnh chia sẻ mô hình hay, xây dựng sân chơi an toàn, lành mạnh cho trẻ em, nhất là trong dịp hè sắp tới.
Quản lý gần 20.000 ha rừng, Tổ Bảo vệ rừng thuộc Trạm Quản lý và Bảo vệ rừng Cổng Khánh (BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn nỗ lực bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng.
Dự án ảnh kỷ yếu cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số với chủ đề “Rạng ngời cùng Tổ quốc” ghi lại những khoảnh khắc đẹp của trẻ em người dân tộc Chứt, Mường ở Hương Khê (Hà Tĩnh).
Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam phối hợp UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tuyên truyền cho học sinh, tặng quà nạn nhân ảnh hưởng bom mìn trên địa bàn.
Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có sự thay đổi theo hướng tiếp cận năng lực, tích hợp liên môn, tăng cường tính phân hoá. Với mục tiêu hướng đến đánh giá năng lực toàn diện, thay vì chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần, liệu phương pháp "học tủ", "học lệch" có còn là "lối tắt" trong thi cử?
Ngành y tế Hà Tĩnh sẽ tăng cường công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở y tế, trong cộng đồng.
Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” đã tạo chuyển biến về nhận thức và hành động trong các cấp hội phụ nữ ở Hà Tĩnh nói riêng, các tầng lớp nhân dân nói chung.
Những mô hình chăn nuôi từ “Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” đã giúp nhiều hộ dân tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cải thiện việc làm, nâng cao thu nhập.
Hà Tĩnh đang nâng cao khả năng thích ứng thiên tai, hưởng ứng tuần lễ phòng, chống thiên tai 2025 với chủ đề "Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai".
Trong một tháng (từ 15/5 đến 15/6), Bộ Y tế thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Sáng 22/5, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi đến năm 2030, cùng chính sách miễn, hỗ trợ học phí cho một số cấp học.
Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong dịp hè, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã chỉ đạo các trường trên địa bàn tăng cường giáo dục kỹ năng phòng, tránh đuối nước cho các em.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Tĩnh khuyến cáo, mùa nắng nóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong thức ăn sinh sôi, nếu thực phẩm không được chế biến, bảo quản an toàn thì có thể gây ngộ độc.
Nỗi lo di chuyển xa để chữa bệnh đã vơi bớt đối với bệnh nhân chạy thận ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bởi giờ đây, Trung tâm Y tế huyện đã là nơi họ được tiếp cận hệ thống máy móc tiên tiến và nhận được sự tận tình, trách nhiệm từ đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng.
Đây là một trong những yêu cầu mà UBND tỉnh Hà Tĩnh đặt ra với UBND cấp huyện trong quá trình chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.
Bước vào mùa nắng nóng, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp “hạ nhiệt” hiệu quả tại nơi làm việc cho công nhân.
Sau thời gian khởi công, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 8C đoạn quốc lộ 8 - đường Hồ Chí Minh (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) thi công ì ạch, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.
Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cảnh báo, thời tiết nóng gắt cộng thêm việc sinh hoạt không điều độ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đột quỵ, nhất là đối với người trẻ.
Lãnh đạo tỉnh đề nghị ngành Giáo dục Hà Tĩnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm.
Với nhiều cách làm sáng tạo trong công tác an sinh xã hội, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã đạt được nhiều kết quả trong công tác giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho người dân.
Với những chương trình "đấu trí" sôi nổi, hấp dẫn, các bạn nhỏ Trường Mầm non quốc tế Trung Kiên (TP Hà Tĩnh) đã có cơ hội rèn luyện kỹ năng, giao lưu, kết nối và học hỏi.
Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.