Hơn 3 triệu người phải đi sơ tán do giao tranh ở Sudan

Trong những ngày gần đây, giao tranh cũng xảy ra giữa quân đội và nhánh phiến quân SPLM tại bang Nam Kordofan và bang Nile Xanh, khiến nhiều người dân ở những vùng này phải sơ tán.

Hơn 3 triệu người phải đi sơ tán do giao tranh ở Sudan

Người dân sơ tán khỏi Sudan tới cửa khẩu Argeen, Ai Cập, ngày 27/4/2023. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), số người phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi giao tranh nổ ra tại Sudan gần 3 tháng trước đã vượt mức 3 triệu người.

Dữ liệu do IOM công bố ngày 11/7 cho thấy hơn 2,4 triệu người đã phải sơ tán trong nước và hơn 730.000 người sơ tán ra nước ngoài.

Hầu hết trong số này sơ tán từ thủ đô Khartoum, nơi khởi phát giao tranh giữa lực lượng bán quân sự (RSF) và quân đội Sudan từ ngày 15/4, hoặc từ Darfur vì tình trạng bạo lực gia tăng trong thời gian qua. Ai Cập ở phía Bắc và CH Chad ở phía Tây là những quốc gia điểm đến của phần lớn người Sudan sơ tán ra nước ngoài.

Ngày 12/7, nhiều người dân cho biết đã nghe thấy tiếng máy bay chiến đấu hoạt động và tiếng nã pháo tại Omdurman và Bahri, thuộc thủ đô Khartoum. Trong những ngày gần đây, giao tranh cũng xảy ra giữa quân đội và nhánh phiến quân SPLM tại bang Nam Kordofan và bang Nile Xanh gần biên giới với Ethiopia, khiến nhiều người dân ở những vùng này phải sơ tán.

Giao tranh bùng phát khiến nhiều vùng rộng lớn ở thủ đô Khartoum bị bỏ hoang, kéo theo các làn sóng tấn công ở Darfur. Người dân phải đối mặt với nạn trộm cắp, tình trạng mất điện, thiếu thức ăn và nước uống, các dịch vụ chăm sóc y tế gián đoạn trong khi bạo lực tình dục cũng trở thành mối đe dọa.

Sau khi cựu Tổng thống Sudan Omar al-Bashir bị lật đổ vào năm 2019, quân đội Sudan và lực lượng RSF đã cùng chia sẻ quyền điều hành đất nước với các tổ chức dân sự. Đến năm 2021, hai lực lượng này giành quyền kiểm soát hoàn toàn nhưng sau đó nảy sinh nhiều mâu thuẫn về kế hoạch chuyển tiếp chính quyền hướng tới tổ chức tổng tuyển cử.

Kể từ khi giao tranh giữa 2 lực lượng này bùng phát, các nỗ lực quốc tế nhằm hòa giải hai bên và chấm dứt giao tranh không đạt được tiến triển rõ nét, trong đó có cuộc hòa đàm do Saudi Arabia và Mỹ chủ trì diễn ra tại thành phố Jeddah của Saudi Arabia và một hội nghị khác do các nước châu Phi tổ chức ở Addis Abada của Ethiopia trong tuần này.

Trong diễn biến liên quan, ngày 12/7, Anh thông báo áp lệnh trừng phạt các doanh nghiệp mà London cho là có liên hệ với các bên tham chiến ở Sudan. Thông báo nêu rõ Chính phủ Anh đã quyết định trừng phạt 6 thực thể thương mại, nhắm tới các doanh nghiệp có liên hệ với các bên tham chiến tại Sudan.

Ngoại trưởng Anh James Cleverly cho biết nước này không thể đứng nhìn để các hoạt động hỗ trợ cho các lực lượng tham chiến tiếp diễn và sẽ làm mọi việc có thể để hỗ trợ tiến trình hòa bình có ý nghĩa, ngăn chặn bạo lực và đảm bảo tự do tiếp cận nhân đạo.

Theo Lê Ánh (Vietnam+)

Đọc thêm

Hezbollah phóng hơn 320 rocket vào Israel

Hezbollah phóng hơn 320 rocket vào Israel

Hezbollah cho biết đã phóng hơn 320 rocket vào Israel, nhắm tới hàng loạt vị trí quân sự, sau khi Tel Aviv thông báo không kích phủ đầu lực lượng này.
37 phút đi vào lịch sử của bà Harris

37 phút đi vào lịch sử của bà Harris

Qua bài phát biểu chấp nhận đề cử hôm 22/8, bà Harris đạt được cả hai mục đích: Tăng cường hiện diện trong mắt cử tri và chứng tỏ bản thân đại diện cho các giá trị Mỹ.
Nền kinh tế Palestine bên bờ sụp đổ

Nền kinh tế Palestine bên bờ sụp đổ

Nền kinh tế Palestine từng có dấu hiệu phục hồi nhưng hiện nay đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, đẩy Chính quyền Palestine đến bờ vực sụp đổ.
Tìm kiếm 9 người sau vụ tai nạn máy bay ở Thái Lan

Tìm kiếm 9 người sau vụ tai nạn máy bay ở Thái Lan

Lực lượng chức năng thông báo đã tìm thấy những mảnh vỡ của máy bay cùng với quần áo phụ nữ tại hiện trường, sau khi chiếc máy bay cỡ nhỏ rơi xuống khu rừng ngập mặn ở miền Đông Thái Lan chiều 22/8.