Bố tôi là một thầy thuốc và loài hoa ông thích nhất là hoa nhài. Hoa thơm về đêm. Cái màu hoa trắng mỏng mảnh và thơm dịu êm.
Một loài hoa rất khiêm nhường có thể ban ngày mọc lẫn vào bao loài cây khác, chỉ ban đêm mới dịu thơm như là hương nắng tỏa vào đêm thật kín đáo. Thì ra, những đêm bố tôi trực, ông thường ngồi lặng lẽ trước hàng hiên, nơi có khóm nhài ông trồng và tự mình chăm sóc. Màu áo choàng blouse trắng của ông cũng lẫn vào đêm. Ông bước đi nhẹ nhàng đến từng phòng bệnh, có khi chỉ đứng ngoài cửa sổ nhìn vào như một thói quen thường trực. Đêm ông thường ít ngủ cũng như biết bao thầy thuốc muốn mình được nâng giấc cho bệnh nhân.
Ảnh minh họa từ internet
Tôi nhớ có một thi sĩ phát hiện ra điều nghịch lý này: “Cái kéo, mũi tiêm là điều xoa dịu nhất!”. Quả thật như thế, mũi kim, cái kéo có thể làm ta đau đớn tạm thời nhưng sẽ cắt đi một căn bệnh, cho ta trở lại khỏe mạnh. Và tôi cứ nghĩ về tấm áo blouse, trang phục màu áo đảm bảo môi trường vô trùng, xoa dịu tâm lý bệnh nhân. Màu trắng tượng trưng cho sự sống và sự tinh khiết. Tấm áo mềm mại đưa lại cảm giác bình an, nhẹ nhàng. Cả nhân loại có chung một dấu cộng thập đỏ chung cho ngành y, cộng vào bao tình thương để trừ bớt đi những nỗi đau và sẻ chia, nhân lên gấp bội những ân tình…
Nghề y là một nghề nhân đạo và ta gọi thầy thuốc như thầy giáo. Chỉ có 2 nghề cao quý đó mới được tin cậy tôn vinh là thầy. Nhưng ở thầy thuốc có thêm tên gọi “lương y như từ mẫu”. Tấm lòng người mẹ bao dung biết mấy. Lòng mẹ là sâu thẳm, là cội nguồn. Nguyện vọng lớn nhất của mẹ khi sinh con ra chưa cần đen hay trắng, chưa cần gái hay trai, mà điều mẹ mong nhất là con hãy đầy đặn một con người: “Thà để mẹ mất gì thì mất. Nhưng không bao giờ được thiếu hụt con ơi!”. Cũng như mẹ mang thai con chín tháng mười ngày và “mười ngày dài hơn chín tháng”. Chỉ có những lương y mang tấm lòng người mẹ mới phát hiện ra thời gian sinh lý khác với thời gian vật lý ấy…
Trong phòng làm việc của bố tôi có bức tượng của người thầy thuốc vĩ đại Hyppocrates. Bố tôi bảo: “Bất cứ người thầy thuốc nào khi bước vào nghề đều có lời thề danh dự y đức, đó là lời thề Hyppocrates”. Bức tượng bán thân của người thầy thuốc thời cổ đại Hy Lạp ấy thật sống động biết bao. Đôi mắt ông nhìn ra xa. Phía ngoài hiên cửa bệnh viện có khóm hoa nhài đang chúm chím, đang ngậm nắng để tỏa hương khi về đêm…
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra 3.324 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính 86 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền gần 112 triệu đồng.
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Phòng khám Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã khẳng định được chất lượng trong việc khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Theo bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp chữa khỏi bệnh lao hoàn toàn, đồng thời ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý dạ dày. Việt Nam nằm trong nhóm những nước có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao.
Hội thảo là cơ hội để các bác sỹ ở Hà Tĩnh học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với các chuyên gia đầu ngành, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh về tiêu hóa.
Ngày 21/3, Tập đoàn Vingroup công bố tài trợ 1.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ triển khai Đề án Cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia, giai đoạn 2025 – 2030; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm với 4 địa phương là Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.
Sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Với sự vào cuộc của hệ thống y tế cơ sở và sự phối hợp của các cơ sở giáo dục, Hà Tĩnh đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ em theo chỉ đạo của Chính phủ.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Sở Y tế hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi các đơn vị, địa phương trong tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 5/4/2025.
Việc hợp tác với Tổ chức Côtes-d’Armor (Cộng hòa Pháp) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh làm chủ các kỹ thuật chuyên sâu trên các lĩnh vực để nâng cao năng lực điều trị.
Bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới có nguy cơ tiếp tục gia tăng, vẫn cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát, dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận.
Công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên hiện được Chi cục Dân số Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dân số, nguồn nhân lực và tương lai giống nòi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 23/CĐ-TTg yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi. Tại Công điện, Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay chiến dịch tiêm chủng vaccine.
Ngành Y tế Hà Tĩnh kiến nghị Bộ Y tế sớm quy định rõ thẩm quyền về nâng quy mô giường bệnh cho các cơ sở y tế để đảm bảo nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.
Các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã được các chuyên gia xạ trị của Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hỗ trợ các kỹ thuật chuyên sâu trong xạ trị đầu và cổ.
Hơn 2.000 bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm, như: tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản... được Trạm Y tế xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) quản lý rất hiệu quả.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa cử 2 bác sỹ về trực tiếp thăm khám, điều trị cho người bệnh, hỗ trợ chuyên môn các y, bác sỹ ở trung tâm y tế TP Hà Tĩnh và Hương Khê trong thời gian 2 tháng.
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú. Việc kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh; việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn mỗi y bác sỹ ngành y tế không ngừng nâng cao chuyên môn, luyện rèn y đức để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.