(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 8, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã chủ động triển khai công tác phòng chống, nhằm hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ vào đất liền.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 8, UBND huyện Vũ Quang có công điện chỉ đạo các địa phương kiểm tra, rà soát các tuyến đường bị sạt, xói lở; tổ chức khắc phục khẩn trương để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại. Trong ảnh: Lãnh đạo xã Quang Thọ kiểm tra vị trí sạt lở tại thôn Kim Quang.
Tại các vị trị sạt lở, để đảm bảo an toàn cho công trình, các địa phương tập trung khắc phục, cho máy móc san lấp kịp thời. Trong ảnh: Điểm sạt lở ở thôn 1 (xã Quang Thọ) được khắc phục kịp thời sau khi đợt mưa lũ vừa qua kết thúc.
Trước đó, từ ngày 15 - 20/10, trên địa bàn huyện Vũ Quang có mưa lớn trên diện rộng, khiến mực nước sông Ngàn Sâu lên nhanh làm ngập cục bộ một số khu dân cư, nhiều cầu dân sinh xói lở nghiêm trọng. Trong ảnh: Điểm sạt lở ở cầu Hói Mân ở thôn 6, xã Quang Thọ.
Đợt mưa lũ vừa qua cũng đã làm nhiều tuyến đường trục thôn, xã bị sạt lở nghiêm trọng. Để hạn chế tối đa thiệt hại do bão số 8 gây ra, lãnh đạo huyện Vũ Quang đã yêu cầu các địa phương chủ động sơ tán người dân sinh sống gần các điểm sạt lở và các vị trí sườn núi có nguy cơ sạt lở cao, để đảm bảo an toàn.
Đợt mưa lũ vừa qua đã làm 9 cây cầu và nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở, xói mòn nghiêm trọng, tập trung chủ yếu ở xã Đức Liên, Quang Thọ, Hương Minh... Hơn 9.000 m3 đất đá bị sạt lở, bồi lấp; hư hỏng hơn 1.900m rãnh thoát nước...
Có hơn 10 ha cây ăn quả bị ngập úng, chủ yếu là cam, bưởi trong các vườn hộ; gần 3.000 tấn cam bị rụng (chiếm 20% tổng sản lượng toàn huyện); hơn 120 ha ngô bị đổ ngã, tập trung ở xã Đức Hương, Ân Phú... thiệt hại hại ước tính ban đầu hơn 21,3 tỷ đồng.
Người dân thôn Liên Châu (xã Đức Liên) tiến hành chặt hạ cây, đề phòng gió quật ngã.
Tại các xã vùng rốn lũ, nhiều gia đình đã chủ động chuyển đồ đạc lên gác xép.
... gia cố lại chuồng nuôi, không chăn thả vật nuôi ở các sườn đồi...
Người dân xã Đức Hương chuẩn bị sẵn thuyền bè, đề phòng khi xẩy ra trường hợp lũ đến bất ngờ.
Hiện tại, mọi công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 8 cơ bản được hoàn tất. Riêng đối với vùng “rốn lũ” gồm 6 xã: Đức Liên, Đức Hương, Đức Bồng, Đức Giang, Đức Lĩnh, Ân Phú, huyện đã chỉ đạo kiểm tra từng nội dung công việc cụ thể để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do bão và mưa lũ sau bão gây ra.
Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Vũ Quang
Chưa hết kỳ nghỉ hè nhưng thị trường đồng phục học sinh ở Hà Tĩnh đã trở nên sôi động. Năm nay, mẫu mã đồng phục đa dạng, sức mua tăng song giá cả ổn định…
Bộ Y tế đề xuất ưu đãi tài chính, hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho gia đình sinh con một bề hai con gái nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
Trước những lo ngại về dầu ăn giả, dầu bẩn tràn lan trên thị trường, nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh đã lựa chọn mang nguyên liệu như lạc, vừng… đến các cơ sở ép dầu ăn để sử dụng.
Chỉ bằng lá cây rừng, hơn 50 năm qua, lương y Nguyễn Cao Niên ở thôn Đại Lự, xã Hồng Lộc, Hà Tĩnh đã bào chế thành bài thuốc để chữa lành bệnh bỏng và bệnh thận cho rất nhiều người.
Những chiếc xe điện mini đủ màu sắc đang trở thành trò giải trí thu hút đông đảo trẻ em ở Hà Tĩnh, thế nhưng, đằng sau niềm vui chốc lát ấy lại tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn.
Vừa qua, Hà Tĩnh ghi nhận một số ca sốt xuất huyết và sốt rét ngoại lai, điều này tiềm ẩn những nguy cơ lây lan trong cộng đồng nếu không phòng chống kịp thời.
Với các hoạt động chính liên quan đến phương pháp giáo dục mới, trại hè STEAM là sân chơi bổ ích thu hút hàng trăm em học sinh trên địa bàn Hà Tĩnh tham gia.
Theo các chuyên gia, để chọn ngành, trường phù hợp với năng lực và sở thích, các thí sinh cần cập nhật xu hướng, nhu cầu của thị trường lao động, tránh chọn ngành “hot” theo phong trào.
Theo cảnh báo từ các bác sỹ Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh, việc trẻ “nghiện” xem điện thoại, tivi làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn về tâm lý, khó khăn trong phát triển bản thân.
Tiến sĩ Trần Viết Cường cùng nhóm tác giả vừa giành giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh với đề tài: "Lò phân nhiệt sản xuất than sinh học và giấm gỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững". Hãy cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Tiến sĩ Trần Viết Cường, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh về đề tài này.
Bằng việc triển khai Trợ lý ảo có tích hợp AI, BHXH khu vực XV đang hướng tới hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp cận chính sách an sinh xã hội nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Mùa hè ở Hà Tĩnh chưa kịp rộn ràng thì nhiều gia đình đã gánh chịu mất mát vì trẻ đuối nước. Những tai nạn thương tâm lại gióng lên hồi chuông báo động về an toàn cho trẻ em dịp hè.
Theo thống kê, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn Hà Tĩnh mỗi ngày hơn 800 tấn. Tuy nhiên, một lượng lớn rác thải vẫn được xử lý bằng cách đốt, gây ra nhiều hệ luỵ.
Nhu cầu sử dụng lớn trong khi lượng máu hiến hạn chế đã khiến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn máu để cấp cứu và điều trị.
Không ít làng quê ở Hà Tĩnh đã xuất hiện những bác sĩ tự phong. Họ tự ý tổ chức thăm khám, tiêm thuốc và bán thuốc chữa bệnh ngay tại nhà mà không chịu bất cứ sự quản lý giám sát nào.
Trường Mầm non Mai Linh (xã Lộc Hà, Hà Tĩnh) mang sứ mệnh xây dựng môi trường giáo dục "Xanh - an toàn - hạnh phúc", tôn trọng sự khác biệt, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Sử dụng AI thiết lập lịch trình các điểm du khách muốn khám phá là tính năng nổi bật trong “Website hướng dẫn du lịch Hà Tĩnh” của Quân và Quang - học sinh trường THCS ở Hà Tĩnh.
Dự án “Phòng chống mua bán người” giai đoạn 1 do Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, đã giúp phụ nữ vùng dễ tổn thương nâng cao nhận thức, quyền năng, tiếp cận sinh kế bền vững và tự tin vươn lên.