Khơi sức dân phát triển giao thông ở Thạch Hà

(Baohatinh.vn) - Thạch Hà đã huy động được sức dân - một trong những nguồn lực quan trọng để đầu tư, hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối giữa các vùng, miền trong huyện nhằm tạo sự đột phá trong phát triển KT-XH.

Về thôn Bùi Xá, xã Phù Việt, đường bê tông rộng rãi. Những con đường đất chật hẹp, lầy lội của “làng ghệt” xưa đã trở thành quá khứ. Sự đổi thay kỳ diệu ấy chỉ có được khi người dân Bùi Xá tự nguyện hiến đất mở đường vì lợi ích cộng đồng. Việc góp công, góp của, hiến đất, phá bỏ hàng rào, chặt bỏ cây cối... để mở đường đã trở thành nét văn hóa. Mở đường vướng đất ở đâu, người dân hiến đất đến đó, kể cả hộ nghèo.

khoi suc dan phat trien giao thong o thach ha

Bà con xã Nam Hương (Thạch Hà) làm kênh mương bê tông.

Ông Bùi Bá Cúc - một người dân trong thôn cho biết: “Trước đây, đường sá trong thôn lầy lội, nước đọng bẩn lắm; bây giờ có cơ hội, nếu mình không nhìn thấy được giá trị của nó thì cuộc sống sẽ vất vả mãi. Do đó, tôi sẵn sàng hiến đất để mở đường. Mình có dám làm như vậy mới tác động đến được các gia đình khác. Bây giờ, đường làng, ngõ xóm đều rộng rãi, cao ráo... ai nấy đều mừng”.

Được biết, để có sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân, chi bộ, ban công tác mặt trận thôn Bùi Xá đã tích cực tuyên truyền, vận động. Đặc biệt, phát huy sự gương mẫu đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên để làm nên thành tích hiến gần 2 ha đất sản xuất, đất vườn, hàng trăm mét tường rào, hàng nghìn cây cối làm đường liên thôn, liên gia. Ông Bùi Quang Minh - Bí thư Chi bộ thôn Bùi Xá chia sẻ: “Để người dân hiểu được xây dựng NTM là thế nào, chi bộ thôn đã phân công các đồng chí đảng viên về sinh hoạt tại cụm dân cư, trực tiếp tuyên truyền, vận động từng hội viên, đoàn viên trong mỗi gia đình hiểu được đường sá đi lại khó khăn chính là rào cản cho sự phát triển chung. Cùng với đó, đội ngũ đảng viên phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu, làm trước để nhân dân hiểu, tin và noi theo từ hiến đất, hiến vườn, đóng góp ngày công, tiền của”. Với cách làm đó, chỉ mấy năm qua, các hộ dân ở Phù Việt đã cùng chung tay, góp sức làm hơn 40 km đường giao thông.

Đó cũng là cách làm chung của các địa phương cùng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể... trên địa bàn huyện Thạch Hà về huy động sức dân để lo cho dân. Theo ông Trần Quốc Việt, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, chỉ tính 2 năm (2015-2016), người dân trong huyện đã hiến trên 100.000 m2 đất để mở đường; phát quang, giải tỏa hành lang giao thông trên 800 km; mở mới đường đất gần 400 km; đóng góp xây dựng làm mới gần 180 km đường bê tông, với số tiền đóng góp trên 110 tỷ đồng, chưa kể hàng trăm ngàn ngày công.

Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Trần Việt Hà cho biết: “Huyện có 3 vùng: Tây, Bắc Hà và bãi ngang. Giữa 3 vùng có sự chia cắt, vì vậy, đẩy nhanh tiến độ xây dựng GTNT là vấn đề cần thiết. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Hà đã chú trọng nhiệm vụ này nên luôn có kế hoạch, hành động cụ thể ngay từ đầu năm. Ngoài tỉnh hỗ trợ xi măng, huyện trích một phần ngân sách, xã huy động nhân dân đóng góp nên các tuyến đường được xây dựng, đảm bảo tiến độ, kế hoạch..., tạo thành phong trào rộng khắp trong huyện. Theo thống kê, 5 năm gần đây, huyện đã làm mới được gần 600 km đạt chuẩn đường GTNT”.

Nói về chiến lược phát triển hạ tầng giao thông huyện trong thời gian tới, Bí thư Huyện ủy Trần Nhật Tân cho biết: “Huyện sẽ tập trung các nguồn lực, ưu tiên xây dựng GTNT nhằm kết nối các vùng, miền, tạo điều kiện thúc đẩy giao thương, đi lại thuận tiện hơn, tạo “cú hích” cho sự phát triển... Muốn làm được điều này, ngoài sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên thì vai trò làm chủ của nhân dân rất cần được tiếp tục phát huy”.

Nhờ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và người dân, Thạch Hà trở thành địa phương có hệ thống giao thông khá đồng bộ, kết nối lưu thông hiệu quả giữa các vùng miền trong và ngoài huyện, tạo điều kiện để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của vùng phụ cận TP Hà Tĩnh.

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.