Không để sốt xuất huyết thành dịch lớn trên địa bàn Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tuy chưa có trưòng hợp tử vong, nhưng tính đến 28/7/2017, Hà Tĩnh đã ghi nhận 43 trường hợp sốt xuất huyết tại 8 huyện, thành phố, thị xã (19 trường hợp vãng lai và 24 trường hợp ở xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà). Giới chuyên môn nhận định, dịch sốt xuất huyết có khả năng bùng phát trên địa bàn do khí hậu, thời tiết thích hợp cho véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.

khong de sot xuat huyet thanh dich lon tren dia ban ha tinh

Tổ chức diệt loăng quăng (bọ gậy) tại các khu vực có nguy cơ cao để phòng tránh sốt xuất huyết

Thực hiện Công điện số 1106/CĐ-TTg ngày 27/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết, đồng thời nhằm chủ động phòng, chống sốt xuất huyết, kiểm soát, ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh, không để lan rộng và dịch lớn xẩy ra trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, thành viên BCĐ Phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh căn cứ kế hoạch phòng, chống dịch bệnh từ đầu năm 2017 để triển khai các nhiệm vụ được giao, tăng cường phòng, chống bệnh dịch trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là dịch sốt xuất huyết trong thời gian này;

Phối hợp với Sở TT&TT, các cơ quan thông tấn, báo chí cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch phòng, chống dịch trên các địa bàn;

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch tại các địa phương, đặc biệt là vùng trọng điểm, vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch (xung quanh ổ dịch, công trường xây dựng, nhà trọ) nhằm phát hiện sớm, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát thành dịch lớn, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong;

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác chẩn đoán, điều trị; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị, sẵn sàng cho công tác phòng, chống và dập dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát các điểm nguy cơ về dịch bệnh trên địa bàn, xử phạt các tổ chức, cá nhân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH chỉ đạo các trường học, các cơ sở đào tạo nghề chủ động phối hợp ngành y tế, nhất là hệ thống y tế dự phòng các cấp triển khai kịp thời, có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ nhỏ bằng các biện pháp như: tuyên truyền theo khuyến cáo của Bộ Y tế, Sở Y tế; thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường nhằm loại bỏ loăng quãng (bọ gậy) trong các vật dụng tại trường học; hướng dẫn, huy động giáo viên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoat động loại trừ loăng quăng (bọ gậy) tại hộ gia đình, cộng đồng và tại các vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch;

Chỉ đạo bộ phận y tế trường học theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe của học sinh, sinh viên nhằm sớm phát hiện dấu hiệu của sốt xuất huyết để xử lý và hướng dẫn các trường hợp nghi ngờ mắc sốt xuất huyết đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời.

Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia công các phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, nhất là chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đơn vị làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng (bọ gậy) tại trụ sở làm việc; vận động gia đình và nhân dân nơi cư trú tham gia phòng, chống dịch theo hướng dẫn, khuyến cáo của ngành Y tế.

UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các, ban, ngành đoàn thể, UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với ngành y tế tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn; huy động nhân dân triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là các khu vực trọng điểm, có nguy cơ bùng phát dịch;

Tăng cường tuyên truyên về nguyên nhân, tác hại của dịch bệnh sốt xuất huyết, hướng dẫn cách phòng bệnh; đặc biệt chú trọng tuyên truyền, tổ chức diệt loăng quăng (bọ gậy) 1 tuần/lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/lần tại các khu vực có chỉ số muỗi, loăng quăng (bọ gậy) cao và 1 tháng/lần tại các khu vực còn lại; phun hóa chất diệt muỗi tại 100% hộ gia đình và khu vực xung quanh nơi xảy ra ổ dịch sốt xuất huyết; khuyến cáo người dân ngủ phải mắc màn tránh muỗi đốt.

Phát hiện sớm, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát thành dịch lớn, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong; hướng dẫn người có dấu hiệu mắc bệnh sốt xuất huyết đến ngay cơ sở y tể để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.

Tăng cường kiểm tra, giám sát các điểm nguy cơ về dịch bệnh trên địa bàn, xử phạt các tổ chức, cá nhân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; huy động ngân sách, nguồn lực của địa phương để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, xử lý ổ dịch nhỏ...

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do muỗi truyền gây dịch nguy hiểm. Đến nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, biện pháp dự phòng chủ yếu là diệt muỗi, diệt loăng quăng (bọ gậy) và phòng, chống muỗi đốt.

Tình hình sốt xuất huyết Dengue đang diễn biến phức tạp, từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 58.246 trường hợp mắc sốt xuất huyết, có 17 trường hợp đã tử vong. Đặc biệt một số tỉnh, thành phố: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Binh Dương, An Giang... là những địa phương có số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2016.

Đọc thêm

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.