Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành chi trả bồi thường sự cố môi trường biển

(Baohatinh.vn) - Chiều 27/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp với các sở ngành, địa phương liên quan về công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển.

ha tinh co ban hoan thanh chi tra boi thuong su co moi truong bien

Thời gian qua, UBND tỉnh đã thẩm tra, phê duyệt 38 đợt bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển, với số tiền 1.738 tỷ đồng cho trên 60.800 đối tượng. Đến thời điểm này, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc chi trả cho người dân theo Văn bản số 1826, với tổng số tiền trên 1.700 tỷ đồng. Số còn lại chưa chi trả được do đang vướng mắc ở một số nội dung như: người được bồi thường, hỗ trợ không có mặt tại địa phương, hoặc các đối tượng chưa chịu nhận tiền bồi thường, hỗ trợ.

ha tinh co ban hoan thanh chi tra boi thuong su co moi truong bien

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Đức Nhân báo cáo tại buổi làm việc

Theo số liệu báo cáo của các địa phương, với số tiền trên đã được tỉnh phê duyệt, đến thời điểm này huyện Nghi Xuân đã chi trả gần 183/185 tỷ đồng (số liệu quy tròn - PV), Thạch Hà: 267/274 tỷ đồng, Cẩm Xuyên: 307/308 tỷ đồng, huyện Kỳ Anh: 168/171 tỷ đồng, Lộc Hà: 292/294,5 tỷ đồng, thị xã Kỳ Anh: 450/459 tỷ đồng, TP. Hà Tĩnh: 46,5/46,7 tỷ đồng đã được phê duyệt.

ha tinh co ban hoan thanh chi tra boi thuong su co moi truong bien

Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Văn Nhàn: Hiện còn 68 hộ bị thiệt hại đã phê duyệt nhưng chưa nhận nên huyện đang gửi ở ngân hàng; còn trên 29 tấn sứa, huyện đang tiếp tục xử lý.

Sau khi nghe báo cáo kết quả và một số vướng mắc đang được tập trung xử lý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn hoan nghênh các sở ngành, địa phương liên quan đã vào cuộc quyết liệt trong công tác bồi thường sự cố môi trường biển.

“Mặc dù khối lượng công việc khổng lồ, nhưng chất lượng hồ sơ, các yêu cầu liên quan công tác bồi thường, chi trả trên địa bàn tỉnh đều được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Số tiền chưa chi trả, đang được khẩn trương xử lý. Những kiến nghị chính đáng của bà con đều được tiếp thu, giải quyết, người dân đồng tình cao” - Phó chủ tịch UBND tỉnh khẳng định.

ha tinh co ban hoan thanh chi tra boi thuong su co moi truong bien

Công tác chi trả tiền bồi thường sự cố môi trường biển được Hà Tĩnh triển khai kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu hội đồng bồi thường của tỉnh tập trung quyết liệt giải quyết tất cả các hồ sơ tồn đọng để giải ngân và chốt số liệu. Chậm nhất là hết tuần sau, tất cả các trường hợp không nằm trong diện được đền bù phải phân tích rõ lý do để báo cáo cơ quan thường trực là Sở NN&PTNT; kèm theo đó, chứng minh, đề nghị UBND tỉnh xem xét, xử lý.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

“Đầu tàu” trong phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh

“Đầu tàu” trong phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh

Vượt lên khó khăn, thách thức, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh đã chủ động đổi mới, phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh và tích cực đồng hành cùng địa phương trong công tác an sinh xã hội.
Doanh nhân Hà Tĩnh - những kỳ vọng mới

Doanh nhân Hà Tĩnh - những kỳ vọng mới

Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam, nhiều doanh nhân (Hà Tĩnh) đã bày tỏ kỳ vọng, gửi gắm mong muốn tiếp tục được kiến tạo môi trường thuận lợi để hoạt động SXKD hiệu quả hơn.
Tăng giá điện từ 11/10

Tăng giá điện từ 11/10

Sau 2 lần tăng giá điện vào năm 2023, giá bán lẻ điện tiếp tục tăng từ chiều nay (11/10).
Công khai người bỏ cọc khi đấu giá đất

Công khai người bỏ cọc khi đấu giá đất

Khi tổ chức đấu giá đất phải công khai quy hoạch, điều chỉnh bảng giá đất, công khai đối tượng bỏ cọc nhằm hạn chế các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, thổi giá...
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.