Hà Tĩnh quy hoạch 4 ngành kinh tế trọng điểm

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đã đưa vào quy hoạch 4 ngành kinh tế trọng điểm, 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế, 1 trung trâm động lực tăng trưởng và 4 nền tảng chính.

Đây là những định hướng lớn, tạo đột phá phát triển của Hà Tĩnh được đặt ra trong Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này vừa được HĐND tỉnh Hà Tĩnh biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII.

Hà Tĩnh quy hoạch 4 ngành kinh tế trọng điểm

TP. Hà Tĩnh là đô thị vệ tinh kết nối với các đô thị: thị trấn Thạch Hà, thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Lộc Hà.

Theo đó, Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định các định hướng lớn tạo đột phá phát triển, gồm:

4 ngành kinh tế trọng điểm: Công nghiệp luyện thép, chế tạo sau thép và sản xuất điện; Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Dịch vụ logistics; Du lịch.

3 trung tâm đô thị: Trung tâm đô thị xung quanh thành phố Hà Tĩnh, trong đó thành phố Hà Tĩnh là hạt nhân và các đô thị vệ tinh kết nối thành phố Hà Tĩnh, gồm: thị trấn Thạch Hà, thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Lộc Hà.

Trung tâm đô thị phía Bắc là thị xã Hồng Lĩnh gắn với thị trấn Tiên Điền, thị trấn Xuân An, đô thị mới Nghi Xuân và vùng phụ cận.

Trung tâm đô thị phía Nam với hạt nhân là Thị xã Kỳ Anh gắn với Khu kinh tế Vũng Áng và các vùng phụ cận.

Hà Tĩnh quy hoạch 4 ngành kinh tế trọng điểm

Công nghiệp luyện thép, chế tạo sau thép và sản xuất điện là 1 trong 4ngành kinh tế trọng điểm

3 hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế đồng bằng ven biển cùng với quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam và quốc lộ ven biển;

Hành lang kinh tế dọc quốc lộ 8 từ thị xã Hồng Lĩnh đến Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo;

Hành lang kinh tế trung du và miền núi phía Tây gắn với đường Hồ Chí Minh.

1 trung tâm động lực tăng trưởng: Khu kinh tế Vũng Áng với hạt nhân là nhà máy thép Formosa, cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương.

4 nền tảng chính: Nguồn lực và văn hóa con người Hà Tĩnh; chuyển đổi số; cơ sở hạ tầng đồng bộ; đổi mới và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh hiện đại và minh bạch.

Hà Tĩnh quy hoạch 4 ngành kinh tế trọng điểm

Hành lang kinh tế dọc quốc lộ 8 từ thị xã Hồng Lĩnh đến Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Hà Tĩnh xác định mục tiêu kinh tế đến năm 2030 có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả thời kỳ 2021 - 2030 trên 9%/năm.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,2%; công nghiệp - xây dựng chiếm 51%; dịch vụ chiếm 41,8%. GRDP bình quân đầu người đạt trên 170 triệu đồng.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 14-15%/năm. Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 3,8-4 tỷ USD. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ khoảng 450-500 nghìn tỷ đồng.

Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP chiếm 30%. Tốc độ tăng năng suất lao động khoảng 10-12%/năm.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Dưới làn sóng chuyển đổi số, các ngân hàng đang cắt giảm mạnh nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người. Tuy nhiên, vẫn có những nhà băng khẳng định sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự mới.
Giá xăng giảm sau nghỉ lễ

Giá xăng giảm sau nghỉ lễ

Từ 15h ngày 5/5, giá xăng RON 95 giảm 50 đồng xuống 19.580 đồng/lít. Từ đầu năm 2025, mặt hàng này đã có 9 lần tăng giá và 9 lần giảm giá.