Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

(Baohatinh.vn) - Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.

bqbht_br_1tothaoluanso3chieu155.jpg
Tổ thảo luận số 3 gồm đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận.

Tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5, đại biểu Quốc hội các đoàn: Hà Tĩnh, Hải Dương và Ninh Thuận tham gia góp ý nhiều nội dung thiết thực nhằm hoàn thiện dự án Luật Lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Thảo luận tại tổ, các đại biểu khẳng định việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về việc Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành; rút ngắn quy trình, thủ tục pháp lý trong việc cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, xử lý những vấn đề phát sinh.

bqbht_br_img-9312-5268.jpg
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đề nghị bổ sung đối tượng hưởng chế độ, chính sách trong công tác xây dựng pháp luật gồm: Đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; cán bộ, công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh trực tiếp tham mưu công tác xây dựng pháp luật.

Rà soát các quy định về lĩnh vực tham gia gìn giữ hòa bình bảo đảm dễ hiểu, không chồng chéo. Bổ sung quy trình đối với trường hợp cử thay thế trong trường hợp khẩn cấp, khi có tình huống đặc biệt phát sinh; chế độ, chính sách ưu tiên, khuyến khích lực lượng nữ giới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Ngoài ra, cần bổ sung quy định hình thức khen thưởng nhằm ghi nhận, tôn vinh cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình; chế độ, chính sách xây dựng lực lượng tham gia đào tạo, huấn luyện, quản lý, giám sát, đánh giá công tác thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc.

Bảo đảm tính khả thi, tránh cơ chế “xin - cho”, trục lợi chính sách

Các đại biểu tán thành với việc ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, hoàn thiện cơ sở pháp lý thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế đất nước.

Đồng thời, đại biểu đề nghị làm rõ tác động của Nghị quyết đối với ngân sách nhà nước và việc bảo đảm nguồn lực tài chính thi hành. Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm tính khả thi, tránh cơ chế “xin - cho”, trục lợi chính sách. Quy định trường hợp cùng một nội dung thì cơ quan quản lý nhà nước không được thanh tra, kiểm tra trong cùng một năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng; kế hoạch, kết luận thanh tra và kiểm tra phải thực hiện công khai theo quy định.

bqbht_br_2buithiquynhthochieu155.jpg
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đề xuất bổ sung chính sách cụ thể về môi trường kinh doanh; làm rõ việc xác định mức thu nhập chịu thuế.

Xác định cụ thể quy mô, diện tích trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hỗ trợ, tránh trục lợi chính sách, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hỗ trợ thuê nhà, đất là tài sản công đảm bảo công khai, minh bạch, khả thi. Quy định rõ tiêu chí xác định đối tượng cho vay, thực hiện nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm cơ quan nhà nước, ngân hàng thương mại tự quyết định, tự chịu trách nhiệm. Bổ sung cơ chế hoạt động của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các loại hình quỹ hỗ trợ doanh nghiệp khác, triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật

Về dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, các đại biểu đoàn Hà Tĩnh khẳng định, đây thực sự là cơ chế chính sách đặc thù về tài chính với định mức vượt trội, chế độ đãi ngộ đặc biệt, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật.

bqbht_br_4dangthimyhuongchieu155.jpg
Phó Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Đàng Thị Mỹ Hương đề xuất rà soát, quy định đảm bảo công bằng về đối tượng hưởng chế độ, chính sách trong công tác xây dựng pháp luật.

Đại biểu cho rằng, cần quy định thay đổi cơ bản, tạo động lực, khuyến khích người làm công tác xây dựng pháp luật dành thời gian, trí tuệ, tâm huyết vào công tác chuyên môn. Quy định đặc thù về phát triển công nghệ thông tin hỗ trợ công tác xây dựng pháp luật. Kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành nghị quyết, chú trọng xây dựng cơ chế kiểm soát, bảo đảm công khai, minh bạch, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

Cùng với đó, các đại biểu đề nghị rà soát, bổ sung đối tượng được hưởng chế độ, chính sách trong công tác xây dựng pháp luật bảo đảm đúng, trúng, đầy đủ các đối tượng trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu chính sách, xây dựng pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Sáng 12/5, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND tỉnh khóa XVIII. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh chủ trì cuộc họp.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.