"Kỳ án" đưa bò đi giám định... ADN ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với tập quán chăn nuôi trâu bò thả rông trong rừng, 2 hộ dân đều nhận con bò có tên “chị đẹp” là của mình. Để rồi từ đó, “chị đẹp” phải đi giám định ADN và đưa 2 gia đình vào vòng tố tụng, trở thành “kỳ án” ở xã Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh).

“Kỳ án” đưa bò đi giám định... ADN ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Con bò cái gần 3 tuổi được ông B. yêu quý đặt tên là “chị đẹp”.

“Gia sản” của gia đình ông Nguyễn Thái B. (SN 1948, ở thôn Ấp Tiến, xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê) gồm một đàn bò 6 con, trong đó có con bò cái gần 3 tuổi được ông yêu quý đặt tên là “chị đẹp”. Hằng ngày, đàn bò của ông B. được thả vào rừng cùng với đàn bò của các hộ dân trên địa bàn, thỉnh thoảng gia đình mới vào kiểm tra và lùa bò về nhà nhốt chuồng.

Ngày 7/8/2018, ông B. lùa đàn bò vào rừng thả như thường lệ. Đến sáng ngày 19/8/2018, bà T. (SN 1960, vợ ông B.) ra đồng sớm đi “trâu phiên” thì thấy đàn bò nhà đã về ăn ở cánh đồng làng nhưng không có hình bóng “chị đẹp”. Mãi đến trưa, bà T. mới tìm thấy nó khi anh Hồ Đức L. (SN 1983, trú cùng thôn) đang dắt giữ ở bờ sông gần nhà.

Gia đình ông B. yêu cầu anh L. trả lại “chị đẹp” nhưng anh L. không đồng ý. Mọi cuộc “thương thuyết” giành lại “chị đẹp” bất thành, gia đình ông B. buộc phải làm đơn khởi kiện lên TAND huyện Hương Khê để đòi công lý.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, cả nguyên đơn và bị đơn đều thống nhất đưa “chị đẹp” đi… giám định ADN. Đây có thể được coi là 1 trong những cuộc giám định ADN hy hữu khi mà chi phí giám định lên tới 11 triệu đồng trong khi con bò đang tranh chấp có trị giá là 12 triệu đồng.

Và, kết quả xét nghiệm huyết thống từ mẫu ADN của “chị đẹp” và bò mẹ do ông B. đưa ra kết luận: “Dữ liệu ADN cho thấy, 28/28 market được xét nghiệm có sự cho nhận. Xác suất có mối quan hệ mẹ con là 99,99%”.

Tại phiên tòa, ông B. trình bày cụ thể đặc điểm về nhân dạng, tháng tuổi của “chị đẹp”, hoàn toàn khớp với bản ảnh và video của “con bò đang tranh chấp” được Hội đồng xét xử đưa ra. Những người làm chứng đều khẳng định đó là bò của gia đình ông Nguyễn Thái B.

Trong khi đó, anh Hồ Đức L. chỉ đưa ra được vài chi tiết là “con bò của anh màu vàng, có xoáy ở lưng”. Đặc biệt, theo anh L. thì con bò này được anh mua vào tháng 11/2017, khi mới 6 tháng tuổi. Có nghĩa là tại thời điểm tranh chấp, con bò (giả định) của anh L. chỉ mới hơn 1 tuổi, chưa bằng 1/2 tuổi của “chị đẹp”.

“Kỳ án” đưa bò đi giám định... ADN ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Đặc điểm nhận dạng của con bò theo ông B. trình bày hoàn toàn trùng khớp với bản ảnh được đưa ra tại phiên tòa.

Đó là chưa nói, thời điểm mất bò của anh L. và thời điểm tìm thấy cách nhau hơn 6 tháng, quãng thời gian quá dài để anh có thể “nhìn ra” con bò của mình. Trong khi đó, thời điểm thất lạc và tìm thấy con bò của gia đình ông B. chỉ hơn 10 ngày. Đặc biệt, trong quá trình xảy ra tranh chấp, “con bò đang tranh chấp” (được địa phương giao cho anh L. tạm quản lý - PV) đã 2 lần tách đàn, “rẽ” vão chuồng bò nhà ông B.

Trên cơ sở những căn cứ nói trên, Hội đồng xét xử TAND huyện Hương Khê đã tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Thái B.; công nhận con bò tranh chấp thuộc quyền sở hữu của nguyên đơn, buộc anh Hồ Đức L. trả bò lại cho ông B. và chi phí giám định là 11.000.000 đồng.

Vậy là cuối cùng, ông B. cũng giành lại được quyền chăm sóc “chị đẹp”. Điều đáng nói là, cái quyền lợi chính đáng đó có được sau gần 1 năm tố tụng với biết bao thiệt hại về vật chất, thời gian của các bên liên quan và cơ quan chức năng. Nếu ngay từ đầu, các bên đều xác định bằng kinh nghiệm từ thói quen “trâu bò nhà ai về chuồng nhà nấy” thì “chị đẹp” đã không phải “đáo tụng đình”, không phải tham gia vào cuộc giám định ADN hy hữu.

Thẩm phán Nguyễn Thanh Tùng - người trực tiếp giải quyết vụ án cho biết: Sau phiên tòa, các bên đương sự đều “tâm phục, khẩu phục”, chấm dứt tranh chấp. Tuy nhiên, điều tôi trăn trở là chi phí tố tụng giám định lớn hơn cả giá trị tài sản tranh chấp và bên thua kiện phải chịu mọi chi phí tố tụng trong khi điều kiện kinh tế của họ đều khó khăn”.

Chủ đề Tòa tuyên án

Đọc thêm

Những đồng tiền tội lỗi

Những đồng tiền tội lỗi

Mờ mắt trước khoản tiền công lớn từ vận chuyển thuê ma túy, bị cáo Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (Lào) đã tự khép lại cuộc đời bằng bản án tử hình do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt.
Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".
Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua, một số người dân, doanh nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến đã nhận được cuộc gọi lừa đảo của các đối tượng.