Theo đó, ngày 5/8/2016, HĐND huyện Kỳ Anh ban hành Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020.
Mô hình trồng chè công nghiệp của anh Võ Công Sơn - xã Kỳ Trung
Triển khai chính sách, từ đầu năm 2017 đến cuối 2018, nguồn lực theo Nghị quyết 01 của HĐND huyện Kỳ Anh đã hỗ trợ cho 775 mô hình sản xuất, chăn nuôi với tổng số tiền trên 7 tỷ đồng.
Cùng với triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ của tỉnh, đến cuối năm 2018, Kỳ Anh đã xây dựng được 1.286 mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó có 87 mô hình lớn, 120 mô hình vừa, 1.079 mô hình nhỏ. Các xã tranh thủ tốt nguồn lực, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất là: Kỳ Thượng, Kỳ Trung, Kỳ Tây, Kỳ Phong, Kỳ Khang.
Các mô hình trồng rau nhà lưới phần lớn đều tiếp cận được các chính sách hỗ trợ. Ảnh tư liệu
Các mô hình kinh tế được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao là: cánh đồng lúa 30 ha ở thôn Hà Phong (Kỳ Phong); cây ăn quả ở các xã: Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Trung, Kỳ Phong; sản xuất chè VietGAP ở các xã: Kỳ Trung, Kỳ Thượng; nuôi lợn nái, nuôi lợn thịt liên kết quy mô lớn; nuôi gà liên kết ở Kỳ Hợp; trồng rau nhà lưới trên khắp toàn huyện; chế biến thủy sản ở Kỳ Xuân, Kỳ Ninh...
Nước mắm Phú Khương của HTX Phú Khương (Kỳ Xuân) là một trong 6 sản phẩm được lựa chọn xây dựng chứng nhận đạt chuẩn OCOP,vừa được tiếp cận chính sách do huyện Kỳ Anh bổ sung tại kỳ họp HĐND huyện cuối năm 2018.
Sau khi đánh giá kỹ khả năng hấp thụ của từng đối tượng, cùng với căn cứ vào các yêu cầu thực tiễn về phát triển sản xuất trên địa bàn, tại kỳ họp thứ 7 HĐND huyện khóa XIX vừa diễn ra, HĐND huyện Kỳ Anh đã quyết nghị điều chỉnh, bổ sung một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 phù hợp hơn với thực tiễn.