Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

(Baohatinh.vn) - Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.

Sáng 27/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến với bộ, ban, ngành Trung ương và 8 địa phương từ Hà Tĩnh tới Kon Tum về công tác ứng phó bão số 6 (bão Tramy).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Bão số 6 gây ra nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm

bao-so-6-2-3511-4958.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 27/10, bão số 6 ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 95 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9-10 (75-102 km/h), giật cấp 12. Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/h.

Đến 4h ngày 28/10, bão sẽ ở trên vùng biển ven bờ Trung Trung Bộ, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

bao-so-6-3-8130-5296.jpg
Hướng di chuyển phức tạp của bão số 6.

Do tác động của bão số 6, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sáng 27/10 có lúc cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4m; biển động mạnh.

Vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 12, sóng biển cao 3-5m; biển động rất mạnh. Từ sáng ngày 27/10, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam có khả năng xuất hiện nước dâng do bão cao từ 0,4-0,6m.

Tàu, thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên (đặc biệt trên khu vực huyện đảo Hoàng Sa), khu vực biển ven bờ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn. Nguy cơ cao sạt lở đê, kè biển tại ven biển các tỉnh từ Quảng Trị tới Quảng Nam do tác động của sóng lớn và nước dâng do bão.

Trên đất liền Quảng Bình đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11.

bao-so-6-1-5342-7618.jpg
Các đại biểu tham dự ở điểm cầu Hà Tĩnh.

Bão số 6 sẽ gây ra một đợt mưa diện rộng cực lớn. Từ sáng sớm ngày 27/10 đến đêm 28/10, ở khu vực Quảng Bình đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 200-400 mm, cục bộ có nơi trên 600 mm.

Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn. Khu vực Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Bình Định và Bắc Tây Nguyên có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-180 mm, có nơi trên 250 mm.

Do ảnh hưởng bão số 6, từ sáng sớm ngày 27/10 đến đêm 28/10, khu vực Hà Tĩnh có mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200 mm, phía Nam có nơi trên 250 mm. Trên đất liền khu vực Hà Tĩnh có gió cấp 4, cấp 5, ven biển cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8.

Đêm qua, khu vực Kỳ Anh có mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 30-70 mm. Các khu vực khác có mưa, mưa vừa, lượng mưa phổ biến 10-30 mm. Đêm qua, khu vực ven biển đã có gió giật cấp 6, riêng vùng Kỳ Anh giật cấp 7.

Tuyệt đối không chủ quan với bão số 6

Tại cuộc họp, đại biểu các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã báo cáo công tác triển khai ứng phó bão số 6. Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, cơ bản tất cả phương tiện tàu thuyền của các tỉnh đã vào bờ tránh trú an toàn hoặc di chuyển ra khỏi vùng ảnh hưởng của bão; một số địa phương đã có lệnh cấm biển; triển khai sơ tán người trên các phương tiện tàu thuyền, lồng, bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ; rà soát vùng xung yếu, vùng nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất để di dời người dân, tài sản tới nơi an toàn...

bao-so-6-6293-4512.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: VGP.

Chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận, biểu dương các đơn vị, địa phương trong triển khai công tác ứng phó bão số 6 (bão Tramy).

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, khác với các cơn bão khác khi đổ bộ vào bờ sẽ suy yếu, tan trên đất liền, còn bão số 6 sau khi đổ bộ vùng từ Quảng Trị - Quảng Ngãi, dù có suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng lại tiếp tục quay trở lại ra biển và cũng gây ra nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm nên các đơn vị, địa phương cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không chủ quan mà phải nêu cao cảnh giác để đảm bảo an toàn về người, tài sản.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia tiếp tục theo dõi sát, có dự báo chính xác về hướng di chuyển, cường độ, mức ảnh hưởng của bão số 6 để thông tin kịp thời tới ngành chức năng, người dân; các đơn vị, địa phương tiếp tục rà soát vùng xung yếu, vùng nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, di dời người dân tới nơi an toàn; chủ động vận hành, điều tiết nước ở các hồ đập hợp lý, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du; không cho ngư dân, người nuôi trồng thủy hải sản trở lại tàu thuyền, chòi canh khi bão chưa tan; có phương án đảm bảo giao thông, mạng lưới điện, sóng điện thoại duy trì liên tục trong mọi thời điểm...

Phát biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và các công điện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh về ứng phó bão số 6.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với bão số 6 và mưa lớn do bão gây ra.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với bão số 6 và mưa lớn do bão gây ra.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho hay: Theo dự báo của cơ quan khí tượng, Hà Tĩnh không nằm trong vùng đổ bộ trực tiếp của bão số 6 nhưng sẽ có đợt mưa lớn diện rộng, có thể gây ngập lụt, sạt lở đất nên phải chủ động công tác ứng phó với phương châm “bốn tại chỗ”. BĐBP tỉnh tăng cường quản lý tàu thuyền, tuyệt đối không cho ngư dân ra khơi khi chưa an toàn. Các đơn vị, địa phương rà soát lại phương án phòng chống thiên tai, trong đó, quan tâm tới vùng nuôi trồng lồng bè, đánh bắt ở cửa sông, cửa biển; rà soát vùng có nguy cơ xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, di dời người dân tới nơi an toàn.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu các cấp, ngành chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường đang thi công dang dở, đề phòng mưa lớn gây sạt lở, làm ách tắc giao thông; kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, đặc biệt là các hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.