“Làm nên Đất Nước muôn đời”

(Baohatinh.vn) - “Đất nước” - hai tiếng ấy thật nguyên sơ, mộc mạc, gần gũi mà chứa đựng thật nhiều giá trị thiêng liêng. Bất kỳ lúc nào, chỉ cần cất lên hai tiếng “đất nước”, trong lòng người Việt cũng dậy lên niềm tự hào, cũng rưng rưng cảm xúc thương mến…

“Làm nên Đất Nước muôn đời”

Gặp gỡ, trò chuyện với những chiến sỹ tiền khởi nghĩa luôn gợi cho thế hệ trẻ nhiều cảm xúc về “hồn nước”

Tôi không nhớ, từ bao giờ, trong trí nghĩ của tôi bắt đầu xuất hiện ý niệm về đất nước nhưng tôi nhớ, những đêm mùa đông xa xôi, bên bếp lửa hồng, bố tôi thường ngâm cho tôi nghe rất nhiều bài thơ về đất nước, về chiến tranh. Đất nước hình thành trong tôi từ đó - không phải trong hình hài chữ S và các quần đảo trên bản đồ mà từ những câu chuyện truyền thuyết của bà, những câu chuyện chiến trận của bố. Sau này, khi được cô giáo dạy văn giảng cho nghe về đoạn trích “Đất Nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, về cách nhà thơ viết hoa từ “Đất Nước” càng giúp tôi cảm nhận rõ hơn về điều đó.

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có từ cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”

Kể từ Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng) - nhân vật tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh của tuổi trẻ, bao thế hệ cha ông đã lao động và sẵn sàng chiến đấu chống giặc để cùng tạc nên dáng hình đất nước. Như Nguyễn Khoa Điềm nói: “Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi/ Họ đã sống và chết/ Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên/ Nhưng họ đã làm ra Đất Nước” hay Giang Nam cũng nói: “Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất/ Có một phần xương thịt của em tôi”…

“Làm nên Đất Nước muôn đời”

"Đất Nước có từ cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể". Minh hoạ từ Internet về Phù Đổng Thiên Vương - Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc Ân xâm lược.

Bởi có những lớp người làm nên đất nước như thế nên thế hệ trẻ chúng tôi chạm vào đâu cũng rưng rưng niềm tự hào, rưng rưng lòng biết ơn. Có lẽ bởi thế nên những người thân trong gia đình tôi, người hàng xóm nông dân của tôi và nhiều người nữa đã luôn ăn mặc chỉnh tề mỗi lần treo lên trước cửa nhà mình lá cờ Tổ quốc thiêng liêng.

Bởi thế nên rất nhiều người đã bồi hồi, xao xuyến khi hướng mắt về lá cờ đỏ sao vàng và cất lên giai điệu Quốc ca hùng hồn. Giây phút ấy, bao giờ cũng đầy lên trong lồng ngực cảm xúc thiêng liêng. Rất nhiều người bạn của tôi bày tỏ rằng, họ thích tự hát Quốc ca trong lễ chào cờ bởi như thế họ mới cảm nhận được rõ hơn “những buổi ngày xưa vọng nói về” (Nguyễn Đình Thi).

Thậm chí, trong những khoảnh khắc nào đó, có người đã khóc khi đứng dưới lá cờ đỏ sao vàng và hát “cờ in máu chiến thắng mang hồn nước”… Đó là những giọt nước mắt của lòng yêu nước, thương nòi sâu nặng…

Trong cuộc đời làm báo của mình, rất nhiều lần tôi đã được gặp “hồn nước” trong những chuyến đi về các địa danh lịch sử của Tổ quốc; trong những câu chuyện kể của cán bộ tiền khởi nghĩa, của các cựu chiến binh từng nhiều lần vào sinh ra tử bảo vệ non sông. Mỗi miền đất, mỗi câu chuyện lại mang đến cho tôi những nhận cảm khác nhau về đất nước.

“Làm nên Đất Nước muôn đời”

Hát Quốc ca trong lễ chào cờ luôn gọi dậy trong lòng người những cảm xúc thiêng liêng về đất nước. Ảnh Internet

Còn khắc sâu trong ký ức của tôi là lần được đến huyện Ngọc Hiển - Cà Mau, trải nghiệm hành trình tìm lại dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển. Tại đây, chúng tôi đã giải mật mã tìm ra bến Vàm Lũng - bến cuối cùng của con đường lịch sử, cũng là nơi chuyến tàu đầu tiên chở 30 tấn vũ khí từ miền Bắc tiếp tế cho chiến trường miền Nam cập bến an toàn. Bến Vàm Lũng gắn với tên tuổi Anh hùng LLVT nhân dân Bông Văn Dĩa - người chiến sỹ cách mạng tiên phong mở đường Hồ Chí Minh trên biển.

Trong căn nhà đơn sơ của Anh hùng Bông Văn Dĩa, đọc những dòng nhật ký của ông, tôi đã hiểu, dáng hình đất nước đã được khắc họa đậm hơn bằng những con người quả cảm, thông minh như thế.

Họ chính là hiện thân của những câu thơ đầy hào sảng của Chế Lan Viên: “Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt/ Như mẹ cha ta, như vợ như chồng/ Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết/ Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”, hay những câu thơ đầy triết lý mà cũng đậm chất thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó san sẻ/ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất Nước muôn đời...”.

“Làm nên Đất Nước muôn đời”

Bởi đã có một thế hệ hy sinh để nhuộm thắm “hồn nước” nên mỗi lần treo lên trước cửa nhà mình lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng, người dân Hà Tĩnh luôn ăn mặc chỉnh tề và treo cờ với rất cả lòng tự hào về lịch sử đất nước.

Cũng bởi cùng chung một khát vọng “làm nên Đất Nước muôn đời” nên các thế hệ hôm nay đã không ngừng học tập, nỗ lực khẳng định mình. “Đời rạng rỡ mỗi con người tự sáng” (Tố Hữu). Không ở đâu xa, ngay trên mảnh đất nắng lửa mưa chan Hà Tĩnh, truyền thống hiếu học của ông cha đã được nhiều thế hệ kế tục, làm rạng danh quê hương.

Nhớ lại tiết học văn mùa thu năm ấy, trong đầu tôi cứ thôi thúc ý nghĩ về niềm hy vọng “Mai này con ta lớn lên/ Con sẽ mang đất nước đi xa”. Niềm hy vọng ấy ngày càng hiện diện nhiều hơn trong cuộc sống. Có rất nhiều cách để “mang đất nước đi xa”, có thể là bằng con đường văn hóa, thể thao, có thể bằng con đường kinh tế, giáo dục… và đó đều là cách mở rộng biên giới “hồn nước” một cách thật vẻ vang trước bạn bè thế giới của thế hệ hôm nay.

Tôi đã đi trọn chiều dài của đất nước, cũng đã trải qua nhiều cảm xúc khác nhau khi nghĩ về đất nước trên những miền đất khác nhau, khi gặp gỡ những con người “làm nên lịch sử” thuộc nhiều thế hệ. Vẫn còn đó những niềm đau thương còn âm ỉ trong đời sống Nhân dân nhưng họ là những người “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”, lại cần mẫn lao động, sáng tạo, lặng lẽ yêu nước, xây dựng đất nước theo cách riêng của mình…

(*) Trích “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.

Chủ đề CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ QUỐC KHÁNH 2/9

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.