Trầu không “tiến vua” ở thôn Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) được nhiều người ưa dùng bởi vị thơm nồng khác biệt. Hiện cả làng đang tất bật chăm sóc, thu hoạch, chuẩn bị cho vụ Tết.
Năm nay, mùa đót nở rộ đúng vào thời điểm tết Nguyên đán nên nhiều người dân thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) phải “quên tết” để sang Lào thu mua.
“Hơn 90 tuổi, sức khỏe đã yếu nhưng tôi vẫn không bỏ được nghề. Một phần để kiếm thêm thu nhập, một phần vì nhớ nghề, muốn giữ gìn nghề đã nuôi sống người dân bao đời nay" - cụ bà Nguyễn Thị Lưu, xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) trải lòng.
Thôn Bến Đền, xã Trường Sơn (Đức Thọ - Hà Tĩnh) từng một thời nức tiếng với nghề đóng thuyền. Thế nhưng, nhu cầu về thuyền gỗ không còn vượng khiến ngôi làng này trở nên tĩnh lặng, trầm mặc nép mình bên dòng sông La.
Đưa nhân lực sang Lào rồi chịu cách ly theo quy định để ở lại thu mua nguyên liệu, đổi tài xế tại cửa khẩu... là cách người dân làng nghề chổi đót Hà Ân (xã Thạch Mỹ, Lộc Hà, Hà Tĩnh) thực hiện để thu gom gần 2.000 tấn đót phục vụ sản xuất và phân phối ra thị trường.
Những ngày này, tại làng nghề làm bánh Khổng Yên (thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh), bà con đang hối hả chuẩn bị nguyên liệu để gói hàng chục vạn bánh chưng phục vụ thị trường tết Nguyên đán.
Các hộ dân làng trống lâu đời nhất ở Hà Tĩnh đang huy động mọi thành viên trong gia đình, làm cả ngày lẫn đêm để sản xuất kịp cung ứng cho thị trường tết và rằm tháng Giêng sắp tới.
Là loại cây quý, nổi tiếng ở Hương Khê, nhưng trước đây, người dân chỉ coi dó trầm là cây gỗ bình thường. Sau năm 1980, nhiều người ở Huế, Đà Nẵng… đến khai thác, dó trầm trở nên có giá trị cao. Phong trào trồng dó ở Hà Tĩnh và nghề xoi trầm ở xã Phúc Trạch cũng từ đó mà thành.
Với những bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ, trau chuốt, những người thợ ở làng nghề nón lá Đan Du (xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đã làm ra những chiếc nón mộc mạc, duyên dáng làm say lòng người.
Tết Nguyên đán vừa xong cũng là lúc người dân làng nghề chổi đót ở thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) tất bật thu gom nguyên liệu cho vụ sản xuất mới. Dự kiến, nguyên liệu bông đót khô mà các hộ làm nghề thu gom sẽ lên đến hơn 1.000 tấn.
Với lĩnh vực đầu tư mới mẻ, những hoạt động của Công ty CP Đầu tư IDI (TP Hà Tĩnh) đã và đang góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cận Tết Nguyên đán là thời điểm người dân làng nghề chổi đót Hà Ân (xã Thạch Mỹ, Lộc Hà, Hà Tĩnh) tất bật tăng năng suất cho kịp nhiều đơn hàng và thu gom nguyên liệu làm nghề cho cả năm.
Hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2020, nhưng thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất hương trầm, hương thẻ… ở Hà Tĩnh đã sản xuất đạt số lượng dự kiến.
Khi nhiều miền quê đã dần phá bỏ những hàng tre để thay thế vào đó loại cây khác thì thôn Nam Giang, Hội Cát (xã Thạch Long, Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn giữ lại vẻ đẹp truyền thống. Với người dân ở đây, cây tre đã từng là nguồn sống trong những ngày gian khổ.
Bánh đa, bánh mướt chợ Cầu/ Bao đời nức tiếng Kỳ Châu quê mình”. Câu ví, giặm như lời mời gọi du khách về thưởng thức hương vị đặc trưng của sản phẩm bánh đa ở làng nghề truyền thống xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Bánh đa chợ Cầu ở xã Kỳ Châu (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) từ lâu đã nức tiếng bởi vị thơm ngon đặc trưng của sản phẩm làng nghề truyền thống. Kể cả những cụ cao niên cũng không ai nhớ rõ nghề có từ khi nào, chỉ biết rằng khi sinh ra đã thấy ông bà, bố mẹ tỉ mẫn làm nên những chiếc bánh đa vừng thơm ngon.
“Mẹt Đan Trung, rá Hội Cát, dần Tri Khê" là câu nói truyền miệng từ bao đời về những sản phẩm tinh xảo của làng nghề thủ công mây, tre, đan thuộc các xã Thạch Sơn, Thạch Long, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Những ngày cuối cùng của năm đang dần trôi qua, thời gian này ở làng hương, thôn Báo Ân (xã Thạch Mỹ, Lộc Hà, Hà Tĩnh) người làm nghề đang tất bật hoàn thành những đơn hàng cuối cùng của vụ tết.
“Làm kinh tế, hiển nhiên, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất. Thế nhưng, “rót” hơn 100 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề Thái Yên (Đức Thọ - Hà Tĩnh), tâm huyết của chúng tôi còn là muốn người dân thành công với nghề truyền thống” – Giám đốc Công ty CP Đầu tư IDI Trần Tiến Sỹ chia sẻ.
Thành lập cách đây 2 năm, HTX Tre đan Hoàng Phương, Thạch Liên, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã không chỉ khôi phục được nghề truyền thống của ông cha mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục lao động trên địa bàn.
Không chỉ có mặt ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, đồ gỗ mỹ nghệ của HTX Dịch vụ tổng hợp Văn Minh (xã Yên Hồ - Đức Thọ - Hà Tĩnh) hiện đã vươn sang thị trường Đức, mang về doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm...
Với hạ tầng hiện đại, cụm công nghiệp Thái Yên (phần mở rộng) ở Đức Thọ đang thu hút nhiều doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nghề mộc trên địa bàn vào đầu tư. Đây là mô hình kiểu mẫu đầu tiên của Hà Tĩnh về xã hội hóa đầu tư cụm công nghiệp (CCN) gắn với phát triển làng nghề truyền thống.
Trải bao thăng trầm, nghề chằm áo tơi ở thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vẫn tồn tại và giữ được nét riêng độc đáo. Cũng tấm áo ấy đã góp phần gợi nhắc hồn quê dân dã, neo giữ niềm yêu quê hương.