Chuyện những người nông dân Hà Tĩnh luôn biết ơn lũy tre làng

(Baohatinh.vn) - Khi nhiều miền quê đã dần phá bỏ những hàng tre để thay thế vào đó loại cây khác thì thôn Nam Giang, Hội Cát (xã Thạch Long, Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn giữ lại vẻ đẹp truyền thống. Với người dân ở đây, cây tre đã từng là nguồn sống trong những ngày gian khổ.

Chuyện những người nông dân Hà Tĩnh luôn biết ơn lũy tre làng

Thời điểm nông nhàn, người dân thôn Nam Giang (xã Thạch Long) rủ nhau đan lát để tăng thu nhập.

Ông Nguyễn Doãn Thế, 70 tuổi (thôn Nam Giang) bồi hồi nhớ về một thời vàng son của làng đan: Ngày ấy, khoảng những năm cuối 80 đầu 90 (thế kỷ XX), làng tôi rộn ràng suốt ngày đêm. Nhà nào cũng đan, người nào cũng đan, người già cho đến trẻ con đều tham gia công việc.

Những mùa giáp hạt, trong khi nhiều làng xã khác không có nghề phụ gì để kiếm cơm, kiếm áo thì chúng tôi nhờ nghề đan mà “ấm bụng”. Buổi tối hết gạo, thì chịu khó thức đêm để đan, sáng mai đi chợ bán dăm ba cái rổ, cái thúng, buổi trưa về con cái đã có cơm ăn. Chính nghề đan đã giúp vợ chồng tôi nuôi 6 đứa con ăn học trưởng thành.

Chuyện những người nông dân Hà Tĩnh luôn biết ơn lũy tre làng

“Chính nghề đan đã giúp vợ chồng tôi nuôi 6 đứa con ăn học trưởng thành” - ông Nguyễn Doãn Thế, 70 tuổi, thôn Nam Giang (Thạch Long, Thạch Hà) cho hay

Không chỉ ông Thế, nhiều gia đình khác ở thôn Nam Giang, như ông Nguyễn Hữu Sơn (80 tuổi), bà Nguyễn Thị Vân (60 tuổi)… đều xem cây tre và nghề đan như một món quà mà nhờ đó cuộc sống của họ đã vượt qua những lúc khó khăn ở quá khứ cũng như hiện tại.

Còn với bà Nguyễn Thị Minh (60 tuổi) có cửa hàng kinh doanh mây tre đan lớn nhất chợ TP Hà Tĩnh thì câu chuyện về việc kinh doanh mặt hàng này như một duyên nợ.

Bà Minh kể: “Tuổi thơ của anh chị em tôi là những buổi phụ cha mẹ đan lát, rồi tập tành học đan. Ngày ấy, mỗi khi đan xong một món đồ mà được cha mẹ khen là vui và hãnh diện lắm. Những kỷ niệm đó khiến tôi nhớ mãi. Giờ cha mẹ không còn nữa, anh em mỗi người đều có gia đình riêng và cũng không mấy ai còn làm nghề này. Sau này, mỗi lần nhìn thấy cây tre, cây nứa, thấy bà con đan lát, tôi lại nhớ cha mẹ mình, nhớ về ngày xưa”.

Chuyện những người nông dân Hà Tĩnh luôn biết ơn lũy tre làng

Bà Nguyễn Thị Minh bên cửa hàng mây tre đan của mình ở chợ TP Hà Tĩnh.

Bà Minh cho biết, bà ở thôn Hội Cát lấy chồng về xã Thạch Sơn (Thạch Hà). Ở quê chồng, bà cũng có nghề đan lát truyền thống, nhưng hiện nay, người làm nghề này dần ít đi.

Nói về lý do “bén duyên” với việc kinh doanh mặt hàng mây tre đan, bà Minh cho biết, đây là công việc gắn với niềm yêu thích và cũng là muốn làm cầu nối giúp bà con làm nghề này để giữ nghề của cha ông. Ở cửa hàng của bà có đủ chủng loại hàng hóa mây tre đan từ rổ, rá, kiềng, thúng, sàng, nia… hiện còn được nhiều người mua về sử dụng. Ngoài ra, còn có những mặt hàng trưng bày, tạo cảnh hoài cổ ở nhà hàng, quán cà phê… như oi (giỏ cua), gàu tát nước, áo tơi, đó, lừ (đơm cá)…

Mỗi mặt hàng ở đây không chỉ có giá trị sử dụng mà còn có ý nghĩa tinh thần, nét văn hóa gợi nhớ về ký ức làng quê, ký ức về cây tre đối với những người lớn lên sau lũy tre làng.

Chuyện những người nông dân Hà Tĩnh luôn biết ơn lũy tre làng

Những sản phẩm mây tre đan như oi (giỏ đựng cua, cá), lừ (đánh cá)... giờ chủ yếu được mua để trưng bày làm đồ lưu niệm ở các gia đình hay quán cà phê...

Bà Minh kinh doanh mặt hàng mây tre đan ở chợ TP Hà Tĩnh đã được 25 năm. Cứ dăm ba hôm, bà lại về làng lấy hàng cho bà con đem lên cửa hàng của mình để bán. Bà là khách hàng quen của bà con làm nghề đan ở Thạch Long, Thạch Sơn.

Hiện nay, ở xã Thạch Long, số gia đình làm nghề mây tre đan thường xuyên chỉ còn hơn 100 hộ, tập trung ở thôn Hội Cát và Nam Giang. Trong đó, thôn Nam Giang đông nhất với hơn 50 hộ, thôn Hội Cát khoảng 20 hộ, còn lại rải rác ở các thôn khác.

Chuyện những người nông dân Hà Tĩnh luôn biết ơn lũy tre làng

Cây tre và nghề đan đã gắn bó với người dân Thạch Long (Thạch Hà) hàng trăm năm nay.

“Nếu một ngày không còn lũy tre, không còn nghề đan thì chúng tôi sẽ buồn nhớ lắm. Vì nó đã gắn bó với tên làng (Thạch Long, Thạch Sơn trước đây được gọi là làng Đan Chế) với cuộc đời chúng tôi” - ông Nguyễn Doãn Thế chia sẻ.

Chủ đề Làng nghề LĐVL

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.