(Baohatinh.vn) - Hơn 50 giữ nghề, bà Đặng Thị Hiền (xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ tạo ra những chiếc áo tơi bền bỉ mà còn dệt nên câu chuyện về sự kiên cường, tình yêu nghề và giá trị văn hóa của một sản phẩm thủ công truyền thống.
Ở cái tuổi ngoài 70, đôi bàn tay của bà Đặng Thị Hiền (thôn Yên Lạc, xã Quang Lộc, Can Lộc) vẫn thoăn thoắt vuốt từng tàu lá cọ, se từng sợi mây. Hơn 50 năm gắn bó với nghề chằm áo tơi truyền thống, bà Hiền không chỉ là một người thợ mà còn là một người "giữ lửa" thầm lặng, miệt mài cho một nét văn hóa độc đáo của quê hương.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi nhiều nghề thủ công dần mai một, chiếc áo tơi vẫn tồn tại bền bỉ nhờ những người như bà Hiền, mang theo hơi thở của nắng gió miền Trung và tinh thần lao động cần cù.
Nhớ về những ngày tháng tuổi trẻ, bà Hiền kể: "Thời trước, mỗi ngày tôi có thể chằm 5 - 6 chiếc áo tơi. Nay tuổi cao, sức khỏe có giảm sút nhưng tình yêu với nghề vẫn vẹn nguyên. Mỗi ngày, tôi vẫn làm được từ 3 - 4 chiếc, không chỉ mưu sinh mà còn là cách tôi góp phần duy trì nghề truyền thống của gia đình và của cả vùng quê Can Lộc".
Bà Hiền cho biết, để có được những chiếc áo tơi bền đẹp, quy trình làm ra nó đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ đến từng chi tiết. Mùa chính của nghề tơi kéo dài 6 tháng mùa nắng, từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch. Đây là thời điểm vàng khi lá cọ đạt độ già lý tưởng để làm tơi, mang lại độ bền và sự dẻo dai cần thiết. Công đoạn đầu tiên, người thợ phải gom lá cọ già, cây mây và cây giang non. Đây là những vật liệu giúp kết nối các lớp lá tơi, tạo nên sự chắc chắn cho chiếc áo.
Mặc cho sự xuất hiện của những chiếc áo mưa tiện lợi, hay áo quạt gió điều hòa mát lạnh, áo tơi vẫn được người dân lao động ưu ái lựa chọn. Lý do rất đơn giản bởi sự mát mẻ tự nhiên mà nó mang lại, kết hợp với giá thành hợp lý. "Một chiếc áo tơi có giá khoảng 70 nghìn đồng, nhưng có thể dùng bền bỉ đến ba mùa nắng giữa thời tiết khắc nghiệt của miền Trung. Mùa hè, khoác chiếc áo tơi đi làm đồng sẽ giảm được nắng nóng đi rất nhiều" - bà Hiền chia sẻ.
Nghề chằm tơi không chỉ là sự kết hợp của lá, mây, giang mà còn là "bản giao hưởng" của sự kiên nhẫn và khéo léo. "Lá tơi tuy mềm nhưng nếu không biết cách đặt, cách xếp thì áo sẽ bị co rúm, không phẳng phiu, dễ thấm nước và nhanh hỏng lắm. Từng tàu lá phải được đặt chồng lên nhau một cách khoa học, tạo thành nhiều lớp mỏng, giúp chiếc áo vừa thoáng mát lại vừa có độ che chắn tốt. Rồi đến công đoạn dùng kim chằm, tất cả đều phải đều đặn, cẩn thận" - bà Hiền cho biết.
Tiếng kim lách cách đều đặn, hòa cùng tiếng lá xào xạc, tạo nên một âm thanh quen thuộc, đặc trưng của nghề chằm áo tơi. Sự cẩn thận trong từng công đoạn chính là bí quyết để tạo nên những chiếc áo tơi không chỉ bền bỉ theo thời gian mà còn mang một vẻ đẹp mộc mạc, tinh tế, thể hiện sự tâm huyết của người thợ thủ công. Nói về những khó khăn trong nghề, bà Hiền chia sẻ: "Cực thì có cực nhưng chúng tôi đã quen rồi. Hồi trẻ thì làm khỏe hơn, giờ già rồi mắt kém, tay cũng không còn dẻo dai như trước nữa. Nhưng mà, bỏ thì không đành. Bởi với tôi, nghề chằm tơi không chỉ là phương tiện mưu sinh mà đã trở thành một phần máu thịt, một niềm tự hào. Giờ thanh niên cháu nào cũng muốn đi làm công ty, ít người còn mặn mà với nghề lắm".
Bà Hiền hy vọng, bằng cách giữ vững ngọn lửa của mình, những thế hệ sau sẽ nhận ra giá trị của chiếc áo tơi, không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là hồn cốt của quê hương, của những giá trị truyền thống cần được gìn giữ. Theo bà Hiền, ngày xưa, những chiếc áo tơi Yên Lạc là "thương hiệu" quen thuộc theo gánh hàng của người dân đi khắp các chợ trong vùng. Từ chợ tỉnh (TP Hà Tĩnh) đến chợ Gát (huyện Thạch Hà), chợ huyện Đồng Lộc (Can Lộc)... đâu đâu cũng thấy bóng dáng những chiếc áo tơi mộc mạc, gần gũi. Thậm chí, có cả những người buôn tơi đến tận nhà lấy hàng. Còn bây giờ, chủ yếu là người dân tự mang ra chợ bán, hoặc qua những mối quen biết. Hiện nay, tại xã Quang Lộc có hơn 120 hộ còn giữ nghề nhưng làm thường xuyên thì chỉ còn khoảng hơn 20 hộ.
Trong cái nắng chang chang của miền Trung, khi những cánh đồng lúa đang vào vụ, hình ảnh người nông dân khoác chiếc áo tơi làm bạn là điều không thể thiếu. Chiếc áo tơi không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa thông thường mà còn là một phần không thể tách rời của đời sống lao động.
Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Trước thực trạng nhiều ao hồ bị thu hẹp hoặc ô nhiễm do rác thải, nhiều địa phương đã huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư, cải tạo thành những “lá phổi xanh” điều hòa không khí cho các khu dân cư, nhất là trong thời tiết nắng nóng.
Với 30 lần hiến máu, đăng ký hiến tạng sau khi qua đời, chị Từ Thị Tuyên (SN 1989) là cá nhân duy nhất của Hà Tĩnh được đề xuất vinh danh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2025.
Cây đa có niên đại khoảng 300 năm ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây mà còn ẩn chứa nhiều câu chuyện thú vị về lịch sử, văn hóa.
Thấm nhuần lời Bác căn dặn: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”, phụ nữ Hà Tĩnh đã biến thành hành động cụ thể trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
Qua bao thăng trầm, nghề đãi hến vẫn được người dân làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) nỗ lực gìn giữ, góp phần bảo tồn bản sắc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Người đẹp quê Hà Tĩnh Hồ Ngọc Phương Linh đã chính thức lọt vào top 25 Hoa hậu Việt Nam 2024 sau màn thể hiện ấn tượng tại đêm chung khảo ở Hà Nội. Cô là thí sinh duy nhất đến từ Hà Tĩnh góp mặt ở vòng chung kết năm nay.
Cùng với cảnh quan hấp dẫn, biển Hà Tĩnh còn gây ấn tượng mạnh với du khách bởi ẩm thực phong phú, tươi ngon và nhiều nét riêng biệt. Hãy đến với những vùng biển trù phú của Hà Tĩnh để cảm nhận trọn vẹn hương vị của biển cả và những điều dung dị mà đáng nhớ.
Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.
Nở rộ từ năm 2024 đến nay, mô hình du lịch homestay ở biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang rất hút khách, qua đó tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Đã hơn 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn vẹn nguyên như thước phim sống động trong tâm trí người cựu thanh niên xung phong Nguyễn Trí Cảnh (thị trấn Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Tấm lòng thiện nguyện của bà Chu Thị Lương (81 tuổi, thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã sưởi ấm nhiều mảnh đời khó khăn và ươm mầm nhân ái, dựng xây nếp sống nghĩa tình cho con cháu.
Cảnh sắc tươi đẹp, cuộc sống tươi vui. Người dân thôn Hà Thanh, xã Tượng Sơn (TP Hà Tĩnh) đang được thụ hưởng thành quả từ bàn tay lao động của chính mình tạo ra.
Trung tá Nguyễn Hữu Lập (quê Hà Tĩnh) là một trong những giọng đọc chính tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đã góp sức tạo khí thế hào hùng cho buổi lễ.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày vừa khép lại, lượng du khách đến tham quan, lưu trú trong dịp nghỉ lễ cho thấy tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Với nhiều trải nghiệm mang đậm màu sắc nông thôn Việt Nam, thôn Trang Liên Nhật (phường Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh) thu hút hơn 1.500 lượt khách mỗi ngày trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Thay vì đi du lịch ở những nơi xa xôi, nhiều người dân Hà Tĩnh đã lựa chọn đi du lịch trong địa bàn tỉnh để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian di chuyển.
Nhiều du khách đến với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) tỏ ra thích thú và hài lòng khi được trải nghiệm dịch vụ xe điện, ngắm nhìn cảnh quan, hòa mình vào nhịp sống của người dân.
Thời tiết khá nóng, các điểm đến được tân trang, xây dựng nhiều sản phẩm hấp dẫn, công tác quảng bá lan tỏa... là những yếu tố giúp thu hút du khách về với biển Hà Tĩnh trong kỳ nghỉ lễ.
Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Trong những ngày cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều cựu chiến binh Hà Tĩnh lại bồi hồi nhớ đến giờ phút hào hùng, cùng đoàn quân chiến thắng có mặt tại Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Hà Tĩnh sở hữu nhiều điểm đến hấp dẫn với đa dạng loại hình du lịch. Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội lý tưởng để mọi người nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá.
Nằm giữa vùng đồi núi nhấp nhô thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ, Khu du lịch Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành "thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh, đầy sức mê hoặc , thu hút du khách xa gần.
Nhà báo Đậu Ngọc Đản, quê ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là 1 trong 2 phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975 để kịp thời ghi lại khoảnh khắc lịch sử của dân tộc.