Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

(Baohatinh.vn) - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.

Những ngày này, hình ảnh những chiếc xe tải cỡ lớn chở theo hàng chục tấn bông đót từ Lào về tập kết, bốc dỡ ven các trục đường thôn Hà Ân (Thạch Mỹ, Thạch Hà) đã trở nên quen thuộc đối với người dân khi đi qua đây.

bqbht_br_a1.jpg
Xe tải cỡ lớn chở hàng chục tấn đót nguyên liệu tập kết bên đường làng nghề thôn Hà Ân (Thạch Mỹ, Thạch Hà).

Chị Phạm Thị Tâm - tiểu thương tại thôn Hà Ân cho biết: "Đến hẹn lại lên, hằng năm từ cuối tháng 12 đến hết tháng 3 âm lịch là mùa thu hoạch bông đót. Nhiều năm nay, vùng nguyên liệu trong nước khá khan hiếm nên chúng tôi chuyển hướng thu mua tại Lào. Từ đầu vụ đến nay, gia đình tôi đã thu mua được khoảng 400 tấn".

Thôn Hà Ân có khoảng 10 tiểu thương chuyên thu mua nguyên liệu bông đót về phục vụ bà con sản xuất tại địa phương và xuất bán cho nhiều làng nghề làm chổi đót trên toàn quốc. Ước tính trong vụ thu hoạch đót đầu năm 2025, các tiểu thương thôn Hà Ân đã thu gom trên 1.000 tấn nguyên liệu với trị giá khoảng 28 tỷ đồng.

bqbht_br_a3-7974.jpg
Kho chứa bông đót nguyên liệu của cơ sở chị Phạm Thị Tâm (thôn Hà Ân, Thạch Mỹ).

Nguồn cung nguyên liệu dồi dào, 140 hộ dân làm nghề chổi đót tại địa phương yên tâm sản xuất. Ông Phan Văn Toán (người dân làm nghề chổi ở thôn Hà Ân) cho biết: "Bông đót đẹp, giá cả ở mức vừa phải nên chúng tôi phấn khởi, yên tâm làm nghề. Hiện, tôi cũng đã mua được 1,5 tấn nguyên liệu để phục vụ cho công việc làm chổi suốt cả năm".

94d2095403t70398l0.jpg
bqbht_br_a2.jpg
Nguyên liệu dồi dào giúp bà con làng nghề Hà Ân yên tâm sản xuất.

Ông Phan Văn Thân - Chủ tịch UBND xã Thạch Mỹ cho biết: "Hiện, trên địa bàn có 2 làng nghề là làng nghề chổi đót Hà Ân và làng hương thôn Báo Ân. Chính quyền địa phương thường xuyên động viên và tạo điều kiện cho bà con các làng nghề phát triển sản xuất như: hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp, khuyến khích các tiểu thương thu mua nguyên liệu cung cấp đầy đủ để duy trì sản xuất... Nhờ có nghề truyền thống, bà con có việc làm thường xuyên nâng cao thu nhập, đời sống và xây dựng quê hương. Đến nay, Thạch Mỹ có 5/7 thôn đã về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu, trong đó có 2 làng nghề, thu nhập bình quân của bà con tại làng nghề đạt trên 55 triệu đồng/người/ năm, cao hơn mức bình quân toàn xã 3-4 triệu đồng/người/năm".

bqbht_br_a4-5086.jpg
Một góc khu dân cư NTM kiểu mẫu làng nghề chổi đót thôn Hà Ân (Thạch Mỹ, Thạch Hà).

Dịp này, cùng với không khí sản xuất rộn ràng, người dân làng nghề làm hương tại thôn Bắc Tân Dân (xã Tùng Lộc, Can Lộc) cũng tích cực chuẩn bị nguyên liệu, mở rộng xưởng để nâng cao năng suất, sản lượng.

Anh Nguyễn Đức Phượng - Cơ sở sản xuất nhang sạch thảo mộc An An (thôn Bắc Tân Dân, Tùng Lộc) cho biết: "Dịp này chúng tôi mở rộng thêm 100m2 nhà xưởng. Đồng thời, thu mua hơn 12 tấn nguyên liệu các loại như: bột quế, bách thảo, khuynh diệp, hương bài, trầm... với tổng trị giá khoảng 700 triệu đồng. Đây là số nguyên liệu đủ để sản xuất cho 3 tháng tới, ngoài ra chúng tôi đang tiếp tục thu mua dự trữ cho thời gian sản xuất tiếp theo trong năm".

bqbht_br_b0.jpg
bqbht_br_b1.jpg
bqbht_br_b2.jpg
Không khí lao động ở Cơ sở sản xuất nhang sạch thảo mộc An An (xã Tùng Lộc, Can Lộc).

Cơ sở sản xuất nhang sạch thảo mộc An An hiện có 20 công nhân làm việc thường xuyên. Năm 2024, cơ cở sản xuất tiêu thụ đạt 20 tấn hương thành phẩm, doanh thu trên 5 tỷ đồng. Theo kế hoạch năm 2025, cơ sở phấn đấu đạt sản lượng khoảng 25 tấn thành phẩm.

Tháng 2 âm lịch cũng là thời điểm các làng nghề làm nước mắm truyền thống ở các vùng biển Hà Tĩnh tất bật cho mùa thu hoạch, ủ muối cá cơm.

Chị Nguyễn Thị Khoàn - chủ cơ sở chế biến hải sản Khoàn Minh, thôn 6, xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) cho biết: "Mùa cá cơm bắt đầu từ tháng Chạp cho đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là loại cá nguyên liệu chính cho việc sản xuất nước mắm của cơ sở chúng tôi, vì vậy thời gian qua chúng tôi tích cực kết nối với các chủ tàu thuyền đánh bắt để thu mua. Từ đầu vụ đến nay, tôi đã thu mua và ủ muối được 10 tấn cá, dự kiến đến hết tháng 3 âm lịch, tôi cần mua khoảng 20 tấn nữa để muối hết số lượng chum đã chuẩn bị".

bqbht_br_c0.jpg
bqbht_br_c1.jpg
Từ đầu năm đến nay, chị Nguyễn Thị Khoàn (xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh) đã chuẩn bị được 10 tấn cá cơm làm nguyên liệu muối nước mắm.

"Hiện toàn xã có trên 60 hộ sản xuất nước mắm, chủ yếu là nước mắm muối từ cá cơm. Trong vụ cá đầu năm 2025 này, ngư dân toàn xã Kỳ Ninh đã thu hoạch được trên 600 tấn cá cơm. Bên cạnh, cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hộ sản xuất nước mắm trên địa bàn, khoảng 50% sản lượng khai thác cũng đã được xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh"- Ông Phan Công Thoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh thông tin.

Với sự tích cực thu mua, chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, các làng nghề truyền thống trên toàn tỉnh đang bước vào mùa vụ sản xuất sôi động, hứa hẹn gặt hái nhiều thắng lợi trong năm 2025.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.