Lãnh đạo thanh tra ngân hàng "nhúng chàm" trong vụ án Vạn Thịnh Phát như thế nào?

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có hành vi chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng bằng các thủ đoạn lập công ty ma, sử dụng hồ sơ vay vốn khống tại ngân hàng, nâng giá trị tài sản và hoán đổi tài sản có giá trị.

Đáng lưu ý, tài sản tòa nhà Sherwood (tọa lạc 127 Pateur, quận 3, TP Hồ Chí Minh) được nhắc tới rất nhiều. Đây còn là nơi gặp gỡ giữa bà Trương Mỹ Lan và Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước), mở đầu chuỗi các sai phạm nối tiếp của đoàn thanh tra.

Cụ thể, quá trình thanh tra tại Ngân hàng SCB, để che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của SCB; để không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu, bà Lan đã trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn, lúc đó là Cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II, thuộc Ngân hàng Nhà nước Trưởng đoàn thanh tra Ngân hàng SCB, và chỉ đạo Võ Tần Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB tiếp xúc, đặt vấn đề, trực tiếp đưa cho Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD và đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong đoàn thanh tra. Từ đó, Nhàn chỉ đạo thành viên trong đoàn báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của Ngân hàng SCB, cố tình che giấu, bưng bít, làm nhẹ để có lợi cho Ngân hàng SCB và tiếp tục kiến nghị, đề xuất tạo điều kiện cho ngân hàng này được tái cơ cấu.

2_thanh-1709514822444.jpg
Hai bị can Trương Mỹ Lan và Đỗ Thị Nhàn.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đánh giá, hành vi của bị can Lan đã phạm vào tội "Đưa hối lộ". Còn bị can Đỗ Thị Nhàn, vai trò Trưởng đoàn thanh tra, người chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (TTGSNH). Quá trình thanh tra, Nhàn đã nhận 5,2 triệu USD từ Ngân hàng SCB để chỉ đạo cấp dưới báo cáo và ban hành dự thảo kết luận thanh tra không khách quan, không trung thực, không đúng thực trạng tài chính của SCB, bao che, bưng bít sai phạm của Ngân hàng SCB. Do vậy, hành vi của bị can Nhàn đã phạm vào tội "Nhận hối lộ".

Quá trình thanh tra tại Ngân hàng SCB năm 2017-2018 của Đoàn thanh tra do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chủ trì và ban hành kết luận, liên quan đến nội dung, kết quả thanh tra, các cá nhân là lãnh đạo Cơ quan TTGSNH, người ra quyết định thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra; Phó trưởng đoàn và các thành viên Tổ tổng hợp; thành viên tại các tổ thanh tra là những người biết rõ thực trạng vi phạm, sai phạm nghiêm trọng của Ngân hàng SCB tại các dự án, phương án tái cơ cấu; sai phạm, vi phạm tại các khoản vay của nhóm khách hàng có địa chỉ tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, biết rõ thực trạng tài chính rất xấu của Ngân hàng SCB thông qua kết quả thanh tra. Tuy nhiên, do lợi ích vật chất từ Ngân hàng SCB, Hưng chỉ đạo Nhàn "bật đèn xanh" tổ tổng hợp và các thành viên trong đoàn, cố tình che giấu, bưng bít, dự thảo kết luận thanh tra và báo cáo không trung thực, không đầy đủ lên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, nhằm mục đích không chuyển các sai phạm sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB tiếp tục được thực hiện đề án tái cơ cấu. Hành vi nhận tiền để làm trái công vụ của Đoàn thanh tra đã tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện rút tiền và sử dụng tiền trái quy định của pháp luật tại Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số tiền hơn 514.102 tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, hành vi của các bị can Hưng, Nguyễn Thị Phụng, Vũ Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Tuấn Khoa, Vương Đỗ Anh Tuấn, Trần Văn Tuấn, Lê Thanh Hà, Nguyễn Văn Thùy, Trương Việt Hưng và Nguyễn Duy Phương đã vi phạm các Điều 7, 13, 53 và 54 Luật Thanh tra; Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ và Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, phạm vào tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", quy định tại khoản 3, Điều 356, Bô luật Hình sự năm 2015. Trong đó, Hưng với với vai trò chủ mưu, các bị can khác vai trò giúp sức cho hành vi làm trái công vụ của Hưng.

Đối với bị can Nguyễn Văn Du, cựu quyền Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), do Hưng nghỉ hưu theo chế độ, Du tiếp nhận nhiệm vụ Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Kết luận thanh tra 3959. Nội dung kết luận thanh tra đã được Hưng, Nhàn và các thành viên trong đoàn báo cáo các cấp lãnh đạo về kết quả thanh tra, đã kết thúc trước khi Du tiếp nhận nhiệm vụ. Song, trước khi ký Kết luận thanh tra, Du đã không tổ chức họp đoàn thanh tra và không so sánh, đối chiếu, kiểm tra, rà soát với kết quả thanh tra trước đó tại báo cáo của đoàn, của tổ và thành viên đoàn thanh tra, dẫn đến việc ban hành Kết luận thanh tra không trung thực, không khách quan, làm lợi cho Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại hơn 514.102 tỷ đồng.

cand.com.vn

Đọc thêm

Những đồng tiền tội lỗi

Những đồng tiền tội lỗi

Mờ mắt trước khoản tiền công lớn từ vận chuyển thuê ma túy, bị cáo Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (Lào) đã tự khép lại cuộc đời bằng bản án tử hình do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt.
Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".
Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua, một số người dân, doanh nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến đã nhận được cuộc gọi lừa đảo của các đối tượng.