Lãnh đạo tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống lũ lụt

Sáng 5-10, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống lũ lụt tại huyện Cẩm Xuyên. Cùng đi với Chủ tịch UBND tỉnh có lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, huyện Cẩm Xuyên.

Hương Khê chìm trong lũ dữ

Tập trung xử lý môi trường sau lũ

Hú vía thủy điện Hố Hô

Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, động viên người dân vùng hạ du Kẻ Gỗ bị ngập lụt
Chủ tịch UBND tỉnh thăm hỏi, động viên người dân vùng hạ du Kẻ Gỗ bị ngập lụt

Do mưa lớn kéo dài trong mấy ngày qua nên mực nước ở hồ Kẻ Gỗ tăng rất nhanh. Vào lúc 17h ngày 4-10 ở cao trình 29,7m; lúc 10h30 ngày 5-10 đã ở cao trình 31,9 m.

Trước tình hình đó, vào lúc 17 giờ ngày 4-10, Ban chỉ huy PCLB công trình hồ chứa nước Kẻ Gỗ - Bộc Nguyên đã tiến hành xả tràn Dốc Miếu nhằm đảm bảo an toàn cho công trình. Hiện nay, tràn Dốc Miếu – Kẻ Gỗ đang tiếp tục xả với lưu lượng lớn kết hợp với mưa và nước triều cường nên hạ du vùng Kẻ Gỗ và dọc theo hai bên bờ sông Rào Cái, sông Hội và khoảng 3.000 hộ dân ở 5 xã: Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Vịnh bị ngập úng nghiêm trọng, giao thông bị chia cắt. Tại các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ có những điểm ngập sâu trên 2m. Đến nay chưa có thiệt hại về người.

Lực lượng quân sự, công an giúp dân phòng chống lụt
Lực lượng quân sự, công an giúp dân phòng chống lụt

Sáng nay, chính quyền các cấp, các lực lượng quân đội, công an và nhân dân đã huy động hàng trăm cán bộ chiến sỹ và 3 ca nô, 8 thuyền máy vào tận các điểm ngập nặng để giúp người dân sơ tán đến nơi an toàn, đồng thời tỉnh cũng khẩn trương chuyển 10 tấn mỳ tôm, lương khô để kịp thời cứu tế cho người dân.

Người dân vùng hạ du Kẻ Gỗ chủ động sơ tán, di chuyển đồ đạc lên nơi an toàn
Người dân vùng hạ du Kẻ Gỗ chủ động sơ tán, di chuyển đồ đạc lên nơi an toàn

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự yêu cầu các các cấp chính quyền Cẩm Xuyên, các lực lượng vũ trang tiếp tục triển khai các phương án di dời, cứu hộ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân; trạm đầu mối Kẻ Gỗ tập trung nhân lực, kiểm tra hệ thống đầu mối trong thời gian xã tràn.

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Văn Thạch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Nhật cũng vừa có chuyến kiểm tra tình hình bão lụt tại Kỳ Anh.

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Thạch thăm hỏi nhân dân tại các khu tái định cư.
Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Thạch thăm hỏi nhân dân tại các khu tái định cư.

Theo thống kê sơ bộ, mưa lớn trong những ngày qua đã gây ngập úng tại một số điểm trên địa bàn huyện. Trong đó, Kỳ Sơn có hơn 60 ha ngô đang thời kỳ phun râu trổ cờ đã bị ngập úng nặng. Tại các xã vùng biển Kỳ Ninh, Kỳ Hải , Kỳ Hà, mưa lớn cộng với gío cấp 7, cấp 8 đã làm một số nhà dân bị tốc mái, nhiều cây cối bị đổ gãy. Một số nhà tạm của các hộ dân khu tái định cư thuộc các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, mới di dời lên bị tốc mái và sạt lở. Tại cảng biển nước sâu Vũng áng, mưa lớn gió to làm cho tàu thuyền, sà lan đi lại khó khăn. Riêng hệ thống hồ đập được bảo bệ an toàn.

Ngay sau khi làm biệc với lãnh đạo huyện, đoàn đã đi kiểm tra tình hình bão lụt và thăm hỏi một số hộ dân tại khu tái định cư của các xã Kỳ Long, Kỳ Liên và Kỳ Phương. Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy và Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao công tác chỉ đạo và tinh thần chủ động phòng chống, khắc phục thiên tai của Đảng bộ và nhân dân Kỳ Anh; đồng thời giao lãnh đạo huyện và các ban ngành địa phương bám sát địa bàn, chủ động các phương án đối phó, hạn chế tối đa thiệt hại doớma lũ gây ra và quan tâm, giúp đỡ các hộ dân mới di dời lên khu tái định cư sớm ổn định cuộc sống. Ngay sau mưa lũ, huyện cần tập trung chỉ đạo làm tốt công tác vệ sinh môi trường, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Đọc thêm

Trung thu sẻ chia của trẻ em Hà Tĩnh

Trung thu sẻ chia của trẻ em Hà Tĩnh

Trung thu năm nay, trẻ em Hà Tĩnh không tổ chức vui hội, thay vào đó là những món quà sẻ chia, những tình cảm ấm áp, lời nguyện cầu bình an gửi trao đến các bạn nhỏ vùng lũ.
5 người bị ngộ độc do ăn nấm

5 người bị ngộ độc do ăn nấm

Sau khi ăn món nấm xào, 5 người dân trú tại thôn 10 xã Hà Linh (Hương Khê - Hà Tĩnh) có triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm.
Người dân Đồng Lộc "khát" nước sạch

Người dân Đồng Lộc "khát" nước sạch

6 năm kể từ ngày thành lập thị trấn, đến nay cuộc sống sinh hoạt của hơn 6.000 người dân ở Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn gặp nhiều khó khăn bởi "khát" nước sạch.
"Cứu trợ" đoàn cứu trợ

"Cứu trợ" đoàn cứu trợ

Hàng năm, vào tháng 10 âm lịch, người quê tôi ai còn trụ lại sẽ làm “giỗ lụt năm Thìn”. Ngoại nói, trận lũ năm 1964 là kinh hoàng nhất. Ngoại mất một người em gái, là bà dì Chín của tôi.
Tang thương Làng Nủ

Tang thương Làng Nủ

Trong cơn mưa tầm tã, từng thi thể người dân thôn Làng Nủ lần lượt được đưa về. Nơi ấy, tiếng khóc vang lên khắp nơi khi người ở lại phải đau đớn đón nhận tin dữ sau thảm họa lũ quét kinh hoàng.
Trưa 11/9: 292 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Trưa 11/9: 292 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố); hoàn lưu bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ. Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bước đầu thống kê một số thiệt hại về người và tài sản đến 11 giờ ngày 11/9/2024 có 292 người chết và mất tích (152 người chết, 140 người mất tích).