LHQ mở cuộc điều tra về cuộc chiến chống ma túy tại Philippines

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết tiến hành một cuộc điều tra đối với những vụ giết người hàng loạt trong cái gọi là “cuộc chiến chống ma túy” ở Philippines.

LHQ mở cuộc điều tra về cuộc chiến chống ma túy tại Philippines

Các binh sỹ thuộc lực lượng chống ma túy của Philippines. (Nguồn: bernanews)

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 11/7 đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết tiến hành một cuộc điều tra đối với những vụ giết người hàng loạt trong cái gọi là “cuộc chiến chống ma túy” do Tổng thống Philippines Rodrigo Duterter phát động.

Theo công bố chính thức của chính phủ Philippines, khoảng 6.600 đối tượng đã bị cảnh sát tiêu diệt trong những cuộc đọ súng với các băng nhóm buôn bán ma túy kể từ khi ông Duterte được bầu làm Tổng thống năm 2016 với cương lĩnh tranh cử là mạnh tay trấn áp tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho rằng, con số thiệt mạng trên thực tế ít nhất là 27.000 người và động thái trên của Liên hợp quốc là quá chậm.

Nghị quyết chưa có tiền lệ đối với Philippines, do Iceland dẫn đầu, đã nhận được lá phiếu ủng hộ của 18 quốc gia, 14 phiếu chống, trong đó có Trung Quốc và 15 phiếu trắng, trong đó có Nhật Bản. Nghị quyết yêu cầu các cơ quan chức năng Philippines ngăn chặn các vụ giết người không qua xét xử và hợp tác với Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet. Theo kế hoạch, bà Bachelet sẽ công bố báo cáo về kết quả điều tra vào tháng 6/2020.

Ngay sau cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Philippines tại Liên hợp quốc Evan Garcia đã đọc tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này, trong đó chỉ trích nghị quyết trên là “thiên vị chính trị và phiến diện.” Ông khẳng định, chính quyền của Tổng thống Duterte cam kết tôn trọng công lý, đồng thời cảnh báo động thái trên của Liên hợp quốc sẽ dẫn đến "những hậu quả hết sức nghiêm trọng”.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.