Lính đảo Sơn Dương trong lòng dân vùng giáo

(Baohatinh.vn) - Những câu chuyện mà bà con giáo dân thôn Đông Yên kể về người lính đảo Sơn Dương khiến chúng tôi thực sự xúc động: ngoài nắm chắc tay súng bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, những người lính trên đảo này từ lâu đã là chỗ dựa tin cậy, nơi sẻ chia bao lo toan đời thường của họ.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập QĐND và 25 năm ngày hội QPTD

Lính đảo Sơn Dương trong lòng dân vùng giáo ảnh 1

Chiến sỹ Đảo Sơn Dương canh giữ biển trời Tổ quốc

Ông Nguyễn Bá Thạch, giáo dân xóm Đông Yên, xã Kỳ Lợi (Kỳ Anh), như vẫn chưa tin là mình còn sống khi kể cho chúng tôi nghe chuyện ông thoát chết một cách “kỳ diệu” trong một đêm biển động cách đây gần 3 năm. Đó là một đêm mưa to, gió lớn cuối năm 2011, thuyền của ông gặp nạn, chết máy, trôi dạt vào bãi đá ngầm. Gượng chút sức tàn, ông kêu lên “cứu với…” rồi ngất lịm. Rất may, tiếng kêu “hú họa” đó lại được tổ công tác đảo Sơn Dương do Thượng úy Nguyễn Xuân Mỹ và 2 chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên đảo nghe thấy…

“Để tiếp cận được nạn nhân là vô cùng khó khăn, có thể nguy hiểm đến tính mạng nhưng lương tâm, trách nhiệm của người lính đảo không cho phép chúng tôi thờ ơ. Ngay lập tức, đơn vị tổ chức một tổ công tác gồm 5 đồng chí bơi giỏi, do Phân đội trưởng trực tiếp chỉ huy cùng với phương tiện cứu hộ nhanh chóng tiếp cận người bị nạn. Với phương châm “cứu người trước, cứu thuyền sau”, sau gần 1 giờ đồng hồ chống chọi với sóng to, gió lớn, chúng tôi đã đưa được nạn nhân và thuyền vào bờ, tiến hành sơ cứu, chăm sóc tận tình. Sáng hôm sau, ngư dân đã bình phục và đơn vị cử cán bộ đưa ông vào bờ trong niềm vui khôn xiết của gia đình, bà con làng xóm. Khi chia tay, ông Thạch xúc động nói, chúng tôi đã sinh ra ông lần thứ 2”, Trung úy Nguyễn Đức Cu – Đảo trưởng đảo Sơn Dương kể lại.

Lính đảo Sơn Dương trong lòng dân vùng giáo ảnh 2

Tuần tra trên đảo Sơn Dương

“Bố Bảo” – tên gọi trìu mến từ lâu đã được CBCS trên đảo dành cho một giáo dân ở thôn Đông Yên, bởi sự tận tụy và tình cảm của ông đối với người lính đảo Sơn Dương. Lính đảo Sơn Dương cho biết: Trước đây, khi ông còn khỏe, hễ bộ đội đi công tác ra vào đảo đến nhờ ông, không kể đêm hôm, mưa gió, ông luôn vui vẻ tự nguyện chở anh em một cách an toàn mà không nhận bất cứ một đồng tiền công nào. Là một giáo dân có uy tín trong giáo xứ, ông luôn là cầu nối giúp CBCS của đảo gặp gỡ các vị chức sắc để tuyên truyền, vận động, trao đổi và phối hợp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong giáo dân. Chính nhờ những việc làm đó, đến nay, hầu hết bà con thôn Đông Yên đều coi CBCS phân đội đảo Sơn Dương như con, em trong nhà. Nay “bố Bảo” tuổi đã cao, không còn đủ sức khỏe ra khơi, CBCS đã tự nguyện tiết kiệm chi tiêu, quyên góp mỗi tháng 20 kg gạo hỗ trợ gia đình ông để tri ân một người dân vùng giáo đã hết lòng vì lính đảo…

Bước cùng Đảo trưởng Nguyễn Đức Cu trong cái se lạnh nơi hòn đảo tiền tiêu của khu kinh tế trọng điểm của cả nước, tôi như hiểu thêm trách nhiệm và tình cảm của người lính đảo nơi đây. Được biết, là đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với Đồn Biên phòng Cảng Vũng Áng tuần tra, bảo vệ chủ quyền biển đảo, những năm qua, phân đội đảo Sơn Dương luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đồng thời, thực hiện tốt công tác dân vận, nhất là đối với nhân dân thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi (địa bàn 100% giáo dân, với hơn 1.200 hộ, gần 5.000 nhân khẩu, nghề nghiệp chủ yếu là đánh cá).

Lính đảo Sơn Dương trong lòng dân vùng giáo ảnh 3

CBCS tăng gia sản xuất

Những năm qua, cấp ủy, chỉ huy đã chú trọng giáo dục, quán triệt CBCS về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, thực hiện phương châm “2 cùng”: cùng hiểu phong tục, tập quán, tín ngưỡng; cùng làm để giúp nhân dân vượt qua khó khăn. Từ đó, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận động bà con “sống tốt đời, đẹp đạo”, “kính chúa, yêu nước”, ra khơi bám biển. Bằng những việc làm cụ thể của CBCS như: thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; cùng nhân dân vệ sinh đường làng, ngõ xóm; hướng dẫn các cháu học bài; phối hợp với trạm y tế xã khám, cấp thuốc miễn phí cho những người bị ốm đau… đã góp phần thắt chặt tình quân dân nơi đây.

Nhiều người dân thôn Đông Yên còn kể cho tôi nghe, có thời điểm, hầu hết người dân nơi đây “bất hợp tác” với lãnh đạo, chính quyền các cấp ở địa phương trong việc đền bù, giải tỏa, bàn giao mặt bằng cho dự án FORMOSA; nhiều vụ việc phức tạp đã diễn ra, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Phân đội đảo Sơn Dương đã vào cuộc. Một tổ công tác được cử đến từng gia đình để vận động, tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu. Bằng tình cảm, việc làm cụ thể, CBCS đảo đến trực tiếp những gia đình chưa đồng thuận để thuyết phục. Bằng sự linh hoạt, kiên trì, giải thích, thuyết phục một cách thấu tình, đạt lý, cuối cùng, các gia đình cũng nhận thức được vấn đề và vui vẻ di dời đến nơi ở mới.

Đảo Sơn Dương, một đảo nhỏ nhưng luôn được nhắc đến trong những năm qua là bởi nơi đây có những người lính đảo biết khắc phục mọi khó khăn, sẵn sàng vì cuộc sống bình yên của bà con vùng giáo.

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.