Các Quân đoàn trong tổ chức của QĐND Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam có các Quân đoàn 1, 2, 3 và 4. Mỗi quân đoàn có 3-5 sư đoàn bộ binh và các đơn vị thiết giáp, công binh, pháo binh, phòng không, thông tin. Bài viết điểm lại lịch sử phát triển của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2.

Quân đoàn 1: “Thần tốc - Quyết thắng”

cac quan doan trong to chuc cua qdnd viet nam

Lực lượng bộ binh cơ giới và công binh thuộc Quân đoàn 1 thao diễn huấn luyện

cac quan doan trong to chuc cua qdnd viet nam

Là quân đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 24/10/1973. Tư lệnh, Chính uỷ đầu tiên của Quân đoàn 1 là các đồng chí Lê Trọng Tấn, Lê Quang Hoà. Quân đoàn 1 hiện nay có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh, Chính uỷ, Phó Chính uỷ; các cơ quan chức năng đảm nhiệm các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và các đơn vị trực thuộc khác.

Tư lệnh Quân đoàn 1 hiện nay: Thiếu tướng Trần Duy Giang.

Chính ủy, Thiếu tướng Nguyễn Văn Bổng

cac quan doan trong to chuc cua qdnd viet nam

Trước diễn biến trên chiến trường và trước các điều kiện khách quan và chủ quan, vấn đề xây dựng các quân đoàn, binh chủng hợp thành có sức cơ động cao, hoả lực mạnh, sức đột kích lớn, làm lực lượng quyết định trong các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược trở thành yêu cầu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của quân đội ta. Chấp hành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước, tháng 10/1973 Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị thành lập các quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 24/10/1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 124/QĐ-QP thành lập Quân đoàn 1.

Ngay sau khi thành lập, trong điều kiện vừa ổn định tổ chức biên chế, vừa huấn luyện và xây dựng, chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, Quân đoàn 1 đã khẩn trương xây dựng Quân đoàn thành một Binh đoàn chủ lực, cơ động chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam: có khả năng chiến đấu cao, cơ động lớn, đột kích mạnh, có khả năng tác chiến tập trung hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn.

cac quan doan trong to chuc cua qdnd viet nam
Xe thiết giáp lội nước BMP1, Sư đoàn 308 Quân đoàn 1

Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Quân đoàn 1 vừa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa - hậu phương chiến lược của cả nước, vừa chủ động khắc phục những khó khăn to lớn về cơ động, về hậu cần - kỹ thuật và chuẩn bị chiến trường, đã tổ chức cuộc hành quân “thần tốc” chưa từng có trong lịch sử quân đội ta từ Bắc vào Nam chỉ trong 11 ngày đêm đã vượt chặng đường dài hơn 1.700 km, kịp thời vào trực tiếp tham gia chiến đấu trên hướng Bắc Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nhạy bén với tình hình, biết chủ động nắm và chớp thời cơ, hạ quyết tâm chính xác, vận dụng sáng tạo cách đánh, nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng, phù hợp với thực tiễn chiến trường, với lối đánh “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, Quân đoàn đã kiên quyết tiến công, táo bạo bất ngờ đánh chiếm những mục tiêu quan trọng có tính chiến lược trong hệ thống phòng thủ của địch trên hướng Bắc Sài Gòn; tiêu diệt và bức hàng hoàn toàn Sư đoàn 5 ngụy giải phóng tỉnh Bình Dương; táo bạo thọc sâu đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu - cơ quan đầu não của Quân nguỵ Sài Gòn, Quận lỵ Gò Vấp, Tiểu khu Gia Định, góp phần quan trọng giải phóng Sài Gòn - Gia Định, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng nên truyền thống vẻ vang “Thần tốc - Quyết thắng” của Quân đoàn.

Ngay sau ngày đất nước được giải phóng, trước yêu cầu khẩn trương của sự nghiệp cách mạng, Quân đoàn 1 lại một lần nữa thực hiện cuộc hành quân “Thần tốc” từ miền Nam trở về miền Bắc làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, cơ động dự bị chiến lược của Bộ. Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên các vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, Quân đoàn 1 vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện lực lượng tăng cường cho các đơn vị chiến đấu ở tuyến trước, vừa trực tiếp tham gia chiến đấu phòng ngự thay phiên, giữ vững một vùng biên cương Tổ quốc, góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, các đơn vị của Quân đoàn 1 được trang bị thêm nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại; tổ chức nhiều cuộc diễn tập chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học - nghệ thuật quân sự hoặc “làm mẫu” thực nghiệm cho toàn quân huấn luyện chiến đấu.

Ngày truyền thống: 24/10/1973

Với những chiến công và thành tích xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ và xây dựng đất nước, Quân đoàn 1 đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (29/8/1985).

Quân đoàn 2: “Thần tốc, táo bạo, quyết thắng”

Quân đoàn 2 là quân đoàn chủ lực cơ động của QĐND Việt Nam, được thành lập ngày 17/5/1974, tại Trị - Thiên. Tư lệnh, Chính uỷ đầu tiên của Quân đoàn là các đồng chí Hoàng Văn Thái, Lê Linh. Quân đoàn 2 hiện nay có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh, Chính uỷ, Phó Chính uỷ; các cơ quan chức năng đảm nhiệm các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và các đơn vị trực thuộc khác.

Tư lệnh hiện nay: Thiếu tướng Nguyễn Văn Nghĩa.

Chính ủy, Thiếu tướng Hà Tuấn Vũ.

cac quan doan trong to chuc cua qdnd viet nam

Quá trình hình thành và phát triển

Chấp hành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước, tháng 10/1973 Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị thành lập các quân đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, ngày 17/5/1974, Quân đoàn 2 được thành lập tại Ba Nang - Ba Lòng - Quảng Trị. Sự ra đời của Quân đoàn 2 thể hiện sinh động quy luật về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhiệm vụ chủ yếu của Quân đoàn là tham gia tổ chức các chiến dịch quy mô bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng, thực hiện những đòn tiêu diệt lớn lực lượng địch, phối hợp với các lực lượng tại chỗ và phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân giải phóng hoàn toàn miền Nam. Để thực hiện nhiệm vụ này, yêu cầu đặt ra đối với Quân đoàn là phải xây dựng sức mạnh chiến đấu tổng hợp, sức đột kích mạnh, tính cơ động cao, thành thạo tác chiến tập trung hiệp đồng quân, binh chủng.

cac quan doan trong to chuc cua qdnd viet nam

Lực lượng vũ trang Quân đoàn 2 thường xuyên huấn luyện nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giành thắng lợi

Sau khi thành lập, quân đoàn đã mở các cuộc tiến công đầu tiên thắng lợi ở Thượng Đức, La Sơn - Mỏ Tàu, mở rộng các vùng giải phóng, đánh bại cuộc phản công của Sư đoàn Dù - con át chủ bài của lực lượng tổng dự bị chiến lược của Quân đội Sài Gòn, góp phần để Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng có thêm căn cứ thực tế khi phân tích tình hình, đánh giá so sánh lực lượng địch - ta và hạ quyết tâm chiến lược chính xác. Đầu năm 1975, Quân đoàn 2 đã đẩy mạnh các hoạt động phối hợp chiến trường và tác chiến tạo thế ở Nam Thừa Thiên. Khi thời cơ xuất hiện, cùng với các lực lượng của Quân khu Trị - Thiên và Quân khu 5, Quân đoàn đã tiến công liên tục tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Quân đoàn 1, Quân khu 1 và Sư đoàn hải quân đánh bộ của Quân đội Sài Gòn, góp phần quyết định thực hiện thắng lợi Chiến dịch Trị - Thiên - Huế, giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế và Quảng Nam - Đã Nẵng. Để phát triển ưu thế chiến lược có lợi cho ta trên toàn bộ chiến trường miền Nam, theo Mệnh lệnh của Bộ, Quân đoàn 2 đã tổ chức và thực hiện xuất sắc cuộc hành quân thần tốc trong 18 ngày đêm, tiến công địch trong hành tiến dọc duyên hải miền Trung, góp phần quyết định tiến công đập tan lực lượng, và các tuyến phòng ngự của Địch ở Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân, giải phóng các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy, khu vực phòng thủ từ xa của Quân Nguỵ trên hướng Đông, góp phần làm thay đổi cán cân lực lượng gữa ta và địch ở Nam Bộ, mở thông tuyến đường số 1 kéo dài từ miền Bắc tới tận cửa ngõ phía Đông và Đông Bắc Sài Gòn, mở thêm một tuyến đường tiếp tế hậu cần chiến lược, tạo một thế trận chung thuận lợi cả về chiến lược và chiến dịch.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Quân đoàn 2 đã tổ chức đội hình chiến đấu có lực lượng đột kích mạnh gồm xe tăng, pháo binh, pháo phòng không và bộ binh, cùng với quân và dân vùng Đông và Đông Nam Sài Gòn tiến công dũng mãnh, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng địch phòng ngự trên hướng này, nhanh chóng đưa lực lượng thọc sâu đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng, Dinh Độc lập, Phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn bắt Tổng thống và toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn; góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Quân đoàn 2 tiếp tục nhận và hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt trước yêu cầu của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, Quân đoàn đã thực hiện xuất sắc cuộc hành quân thần tốc từ miền Trung vào mặt trận, phối hợp cùng với các đơn vị bạn, Quân đoàn 2 đã liên tục phản công, tiến công địch, góp phần xứng đáng vào chiến công oanh liệt, đánh bại cuộc tiến công xâm lược của địch ở biên giới Tây Nam và làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả; giải phóng đất nước Cămpuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, giúp Đảng nhân dân cách mạng Cămpuchia củng cố chính quyền cách mạng cơ sở.

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đoàn thường xuyên huấn luyện, tổ chức các cuộc diễn tập nghiên cứu, thực nghiệm, kiểm tra với quy mô lớn để từng bước hoàn chỉnh các phương án, hình thức tác chiến mới phù hợp với chiến lược quốc phòng - an ninh của Đảng trong thời kỳ mới; đồng thời nỗ lực xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng với truyền thống “Thần tốc, táo bạo, quyết thắng” trong chiến đấu; “chủ động, tích cực, sáng tạo” trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, ngày càng hiện đại, thực sự là “quả đấm thép” chủ lực của Bộ Quốc phòng.

Ngày truyền thống: 17/5/1974

Với những thành tích vẻ vang trong chiến đấu, Quân đoàn 2 vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 28/9/1985).

Theo Infonet.vn

Đọc thêm

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.
Khởi hành mang tết ra Trường Sa

Khởi hành mang tết ra Trường Sa

Sau ba hồi còi chào đất liền, tàu chở đoàn công tác (trong đó có PV Báo Hà Tĩnh) rời Quân cảng Cam Ranh bắt đầu hành trình mang mùa Xuân đến với quân và dân trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa.
Phát huy truyền thống, xây dựng LLVT Hà Tĩnh theo hướng “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống, xây dựng LLVT Hà Tĩnh theo hướng “tinh - gọn - mạnh”

Cách đây 80 năm, trước yêu cầu của cách mạng, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập và đánh dấu sự ra đời, phát triển của LLVT cách mạng Việt Nam. Hòa chung trong dòng chảy lịch sử đó, LLVT Hà Tĩnh đã ra đời và không ngừng chiến đấu, trưởng thành để hôm nay đã lớn mạnh theo hướng “tinh - gọn - mạnh”.
Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng Bộ CHQS tỉnh

Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng Bộ CHQS tỉnh

Thay mặt các linh mục, chức sắc, chức việc cùng bà con giáo dân tỉnh nhà, linh mục Gioan Baotixta Nguyễn Khắc Bá - Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng cán bộ, chiến sỹ LLVT Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.