Lưu ý khó khăn của doanh nghiệp để tính lương tối thiểu vùng năm 2022

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 1517/LĐTBXH-QHLÐTL đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện lương tối thiểu vùng thời gian qua. Từ đó có cơ sở đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng thời gian tới, đặc biệt là năm 2022.

Trong Công văn này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đặc biệt lưu ý các địa phương đánh giá khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động về trả lương tối thiểu vùng, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 để lấy cơ sở tính lương tối thiểu vùng năm 2022 tới đây.

Lưu ý khó khăn của doanh nghiệp để tính lương tối thiểu vùng năm 2022

Ảnh minh họa

Đồng thời, Bộ này cũng yêu cầu rà soát địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu, nhất là các đơn vị hành chính cấp huyện đã thực hiện sắp xếp lại như đổi tên, thành lập, sáp nhập, thay đổi địa giới hành chính...

Trước đó, tại phiên họp vào tháng 8.2020, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã quyết định chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 mà tiếp tục thực hiện tiền lương tối thiểu vùng theo tháng đến hết năm 2021.

Đồng thời, cũng chưa ban hành tiền lương tối thiểu theo giờ năm 2021 để đồng bộ với tiền lương tối thiểu theo tháng do ảnh hưởng của COVID-19.

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 tại nước ta vẫn còn diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành, tác động không nhỏ đến kinh tế - xã hội.

Do đó, mức lương tối thiểu vùng vẫn thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

- Mức 4,42 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I;

- Mức 3,92 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II;

- Mức 3,43 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III;

- Mức 3,07 triệu đồng/tháng, áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV.

Theo Laodong

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Những chính sách mới có hiệu lực trong tháng 5/2025

Chính sách mới hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, quy định mức phạt vi phạm hành chính, và giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD Việt Nam... là những điểm mới trong các chính sách sẽ có hiệu lực từ 1/5.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.