Mi-38 suýt rơi, đường kế thừa huyền thoại Mi-8 trắc trở

Đã gần 20 năm kể từ thời điểm thực hiện chuyến bay đầu tiên, nhưng cho đến tận hôm nay, trực thăng hạng nặng Mi-38 của Nga vẫn chưa hoàn thiện.

Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-38 là sản phẩm được phát triển nhằm kế thừa chiếc Mi-8 huyền thoại nổi tiếng trên toàn thế giới nhưng có khả năng tải trọng cao hơn, nó được sử dụng trong cả lĩnh vực quân sự lẫn dân sự.

Nhà sản xuất cho biết, trực thăng Mi-38 được áp dụng nhiều giải pháp kỹ thuật mới trong hầu hết các yếu tố kết cấu, hệ thống động lực cũng như cấu kiện, nó chiếm phân khúc giữa Mi-8/171 hạng trung và Mi-26T hạng siêu nặng.

Mặc dù trực thăng Mi-38 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2003, nhưng cho đến thời điểm hiện tại nó vẫn chưa được sản xuất hàng loạt, đây cũng là tình trạng chung của nhiều phương tiện thế hệ mới như tiêm kích Su-57, xe tăng T-14 Armata hay máy bay chở khách MS-21.

Triển vọng của chiếc máy bay vận tải lên thẳng cỡ lớn này đang bị nhận xét là khá u ám, khi mới đây truyền thông Nga đã cho biết, chiếc trực thăng hạng nặng Mi-38 mới nhất của nước này gần như đã bị rơi ở khu vực thủ đô Moskva trong một chuyến bay thử nghiệm.

Mi-38 suýt rơi, đường kế thừa huyền thoại Mi-8 trắc trở

Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-38 phải cố gắng hạ cánh vì sự cố động cơ trong chuyến bay thử nghiệm

Căn cứ theo đoạn video được một nhân chứng tại hiện trường ghi lại, phi hành đoàn của chiếc Mi-38 đã phải thực hiện nhiều thao tác khẩn cấp. “Tôi đứng ở cửa hàng và nhận thấy có lẽ phi công đã cố hạ cánh 3 lần. Sau khi bay một vòng tròn, máy bay đã đáp xuống thành công”, nguồn tin cho biết.

Không ai bị thương do sự cố trong lúc thử nghiệm, tuy nhiên theo nguồn tin của hãng thông tấn RT, chiếc máy bay lên thẳng hạng nặng đã phải hạ cánh khẩn cấp do sự cố động cơ, mặc dù bản thân chiếc trực thăng không bị hư hại do thao tác này.

“Phi hành đoàn đã hạ cánh thành công chiếc trực thăng mà không phải hứng chịu thương tích cũng như thiệt hại được ghi nhận. Tuy nhiên sự cố này cho thấy chiếc Mi-38 vẫn cần nhiều thời gian để có thể hoàn thiện tính năng”, hãng tin RT kết luận.

Theo Chí Linh/Baodatviet

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.