Mô hình đảm bảo ANTT ở cơ sở góp phần bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân

(Baohatinh.vn) - Các mô hình đảm bảo ANTT tại Hà Tĩnh đã phát huy hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

MT.jpg
Lãnh đạo Công an tỉnh và huyện Thạch Hà tặng hoa chúc mừng Ban Chỉ đạo mô hình.

Vừa qua, UBND xã Thạch Đài (huyện Thạch Hà) tổ chức ra mắt mô hình điểm "Xã không có tội phạm và tệ nạn ma túy". Đây là mô hình đầu tiên được triển khai trên địa bàn huyện Thạch Hà.

Với vị trí giáp ranh TP Hà Tĩnh, có nhiều tuyến quốc lộ đi qua, địa bàn Thạch Đài tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các loại tội phạm ma tuý. Do vậy, việc thực hiện mô hình nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy; triển khai quyết liệt các giải pháp đấu tranh; làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân.

Đại úy Phạm Duy Triết - Trưởng Công an xã Thạch Đài thông tin: "Chúng tôi sẽ tăng cường tuyên truyền về phòng chống ma túy dưới nhiều hình thức, tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, tổ chức cho người dân ký cam kết không phạm tội về ma túy; vận động toàn dân tích cực tham gia tố giác tội phạm về ma túy... Ngoài ra, phối hợp với các lực lượng chức năng rà soát các đối tượng nghiện trên địa bàn".

Công an xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn) tuyên truyền các quy định của pháp luật về tội phạm ma túy tới bà con nhân dân trên địa bàn.

Công an xã Sơn Kim 1 (Hương Sơn) tuyên truyền các quy định của pháp luật về tội phạm ma túy tới bà con nhân dân trên địa bàn.

Cũng trong thời gian này, tại nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh cũng đã tổ chức ra mắt mô hình "Xã không có tội phạm ma túy". Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 12 mô hình điểm tại 12 địa phương.

Bước đầu các mô hình đã khơi dậy ý thức tự phòng, tự quản, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân và các tổ chức xã hội trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tệ nạn ma túy nói riêng và các tệ nạn xã hội nói chung. Sau khi đi vào hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả, Công an tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo, nhân rộng tại 100% xã, phường, thị trấn.

Trước đó, vào chiều 3/4, UBND huyện Thạch Hà cũng đã tổ chức lễ ra mắt thí điểm mô hình "Hội cựu CAND tham gia giữ gìn ANTT tại địa bàn cơ sở". Đây là mô hình đầu tiên được triển khai trên cả nước. Mô hình đặt dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, quản lý của UBND huyện và hướng dẫn trực tiếp của Công an huyện nhằm tập hợp, động viên các thành viên phát huy kinh nghiệm, tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; góp ý cấp ủy, chính quyền trong công tác đảm bảo ANTT; xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh...

Các đại biểu ấn nút ra mắt mô hình "Hội cựu CAND tham gia giữ gìn ANTT tại địa bàn cơ sở".

Các đại biểu ấn nút ra mắt mô hình "Hội cựu CAND tham gia giữ gìn ANTT tại địa bàn cơ sở".

Tại xã Xuân Phổ (Nghi Xuân), dù mới đi vào hoạt động (15/3/2024) nhưng mô hình "Tiếng chuông cảnh báo" đã góp phần ổn định tình hình ANTT trên địa bàn, không để xảy ra các tình huống phức tạp, bất ngờ và được Nhân dân đón nhận tích cực. Công an xã đã vận động các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn lắp 4 bộ chuông báo động tại các điểm trọng yếu như: trạm y tế, siêu thị, quán cà phê, ngân hàng… Đây cũng là mô hình đầu tư hệ thống chuông cảnh báo không dây đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

Ông Trần Xuân Chương - Quyền Chủ tịch UBND xã Xuân Phổ cho biết: “Hệ thống chuông được kết nối qua wifi không dây, thiết bị gọi được đặt tại các cơ quan, doanh nghiệp và thiết bị nhận được đặt tại trụ sở công an xã. Khi có sự cố, công dân sẽ ấn chuông mà không cần phải gọi điện thoại, công an xã sẽ nhanh chóng có mặt tại điểm bấm chuông. Việc xây dựng mô hình “Tiếng chuông cảnh báo" giúp lực lượng công an xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh, giúp người dân yên tâm hơn về tình hình ANTT trên địa bàn”.

lj;;.jpg
Hệ thống chuông được kết nối qua wifi không dây, thiết bị gọi được đặt tại các cơ quan, doanh nghiệp và thiết bị nhận được đặt tại trụ sở công an xã.

Ngoài các mô hình nói trên, đến nay đã có 216/216 xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Tĩnh triển khai mô hình "Zalo kết nối bình yên" với trên 90.000 thành viên tham gia. Việc thực hiện mô hình nhằm tận dụng lợi thế không gian mạng để tuyên truyền, giúp người dân nhanh chóng tiếp cận kiến thức pháp luật, thủ tục hành chính, nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm.

Bà Nguyễn Thị Đức Hạnh (xã Thạch Bình, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Qua mô hình, những ý kiến phản ánh, đóng góp của bà con đã được lực lượng công an lắng nghe kịp thời, từ đó, chủ động hơn trong công tác nắm tình hình, giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh tại địa bàn. Nhờ vậy, chúng tôi cảm thấy rất yên tâm”.

33d36d3caf770c295566-2.jpg
Người dân được lực lượng công an tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật từ các mô hình đảm bảo ANTT tại cơ sở.

Thời gian qua, Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương nhân rộng các mô hình đảm bảo ANTT như: “5 nhất về ANTT”, “Camera an ninh”, “Tổ tự quản, liên gia an toàn về ANTT", "Tiếng kẻng an ninh", "Camera giám sát"...

Các mô hình này được xây dựng phù hợp với thực tiễn của từng địa bàn, là sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng công an với các tổ chức chính trị - xã hội, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đảm bảo ANTT tại cơ sở. Thông qua đó, hằng năm, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng công an nhiều nguồn tin có giá trị về ANTT. Nhờ đó, các vụ việc liên quan đến ANTT và những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân cơ bản đã được phát hiện và giải quyết dứt điểm, không để phát sinh “điểm nóng”, góp phần phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tội phạm, giữ vững ổn định ANTT.

Khi xuất hiện các vụ cháy, nổ, mỗi người dân, hộ dân luôn là lực lượng có mặt nhanh và sớm nhất (hình ảnh diễn tập tại mô hình "Tổ liên gia an toàn PCCC).

Khi xuất hiện các vụ cháy, nổ, mỗi người dân, hộ dân luôn là lực lượng có mặt nhanh và sớm nhất (hình ảnh diễn tập tại mô hình "Tổ liên gia an toàn PCCC).

Đại tá Nguyễn Trung Kiên - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Các mô hình đảm bảo ANTT ở cơ sở đã thực sự đi vào cuộc sống với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả, bền vững. Bên cạnh đó, khơi dậy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ ANTT ngay từ cơ sở.

Thời gian tới, Công an tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai, nhân rộng các mô hình, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân trong công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến. Nghiên cứu, xây dựng mô hình mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lĩnh vực, địa bàn; tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các loại tội phạm…

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.