‘Mổ xẻ’ cuộc đua phát triển chiến hạm robot của Hải quân Mỹ

Trong lịch sử, hạm đội Hải quân Mỹ đã nhiều lần chuyển đổi giữa mô hình nhiều tàu lớn hoặc nhiều tàu nhỏ hơn. Tuy nhiên, mô hình hạm đội đang được phát triển hiện nay lần đầu tiên quy tụ số lượng lớn tàu chiến robot hay còn gọi là tàu chiến không người lái (U.V).

Hạm đội hiện nay của Mỹ có khoảng 290 tàu chiến, cứ hai tàu lớn như các khu trục hạm nặng 9.000 tấn lại có hai tàu nhỏ như tàu tác chiến ven bờ (LCG).

‘Mổ xẻ’ cuộc đua phát triển chiến hạm robot của Hải quân Mỹ

Mô hình tàu ngầm không người lái Orca do Boeing sản xuất theo yêu cầu của Hải quân Mỹ. Ảnh: RT

Tạp chí National Interest dẫn báo cáo tháng 6 của chuyên gia Hải quân Ronald O’Rourke với Cơ quan Dịch vụ nghiên cứu thuộc Thượng viện Mỹ cho hay Hải quân nước này đang muốn theo đổi tỷ lệ trên khi hướng đến một hạm đội quy mô lớn hơn, lên tới 355 tàu. Vào khoảng năm 2030, tỷ lệ tàu nhỏ so với tàu lớn sẽ là 2:1.

Các ưu điểm tiềm năng của đội tàu không người lái (U.V), theo cách gọi của ông O’Rourke, đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch này. Giá của chúng đủ rẻ để mua số lượng lớn. Chúng có thể làm nhiệm vụ dài ngày mà không cần thủy thủ. Và trong chiến trận, chúng dễ dàng tản ra hơn so với tàu có người điều khiển.

Chuyên gia quân sự lý giải: “U.V là một trong số những tiềm lực mới – cùng với vũ khí siêu thanh, trí tuệ nhân tạo, cơ sở phân tích dữ liệu lớn và tiềm năng an ninh mạng – mà Hải quân Mỹ đang theo đuổi để đối phó với những thách thức quân sự mới, đặc biệt từ Trung Quốc”.

Với công nghệ hiện đại ngày nay, U.V của Mỹ có thể được trang bị thiết bị cảm biến, vũ khí hoặc chất nổ. Chúng sẽ được vận hành từ xa, bán tự động hoặc tự động. Chi phí mua sắm U.V sẽ tiết kiệm hơn so với tàu và máy bay có người lái và máy bay vì thiết kế của chúng không cần tích hợp không gian và thiết bị hỗ trợ cho người vận hành.

Ngoài ra, U.V rất thích hợp để thực hiện các sứ mệnh dài ngày vốn quá giới hạn với sức chịu đựng của con người hoặc các sứ mệnh rủi ro cao.

Theo ông Ronald O’Rourke, Hải quân Mỹ đang đề nghị cấp ngân sách 629 triệu USD năm 2020 để nghiên cứu và phát triển ba dự án tàu không người lái chính cùng với các công nghệ liên quan. Cơ quan Dịch vụ nghiên cứu dự định cho tổng cộng 4,5 tỷ USD cho chương trình U.V tính đến năm 2014.

Theo ông, việc Hải quân Mỹ đưa chương trình U.V vào ngân sách tài khóa 2020 cùng như khát vọng thâu tóm tăng nhanh đối với tàu U.V cỡ lớn có thể được xem như một biểu hiện cấp bách để đương đầu với những thách thức quân sự trong tương lai từ các nước như Trung Quốc.

Trong số tàu không người lái đang được phát triển của Hải quân Mỹ phải nhắc đến loại tàu mặt nước không người lái với lượng choán nước lớn hay còn gọi là LUSV. Lực lượng này muốn sở hữu hai tàu LUSV mỗi năm tính từ tài khóa 2020 đến tài khóa 2024. LUSV được kỳ vọng sẽ có giá thành rẻ, độ bền cao, có thể cấu thành lại dựa trên thiết kế của tàu thương mại, khoang chứa đạn lớn – đặc biệt là tên lửa tấn công đất liền và chống hạm. Được biết, tàu LUSV có thể dài từ 60 – 90 mét, lượng giãn nước gần 2.000 tấn.

Bên cạnh đó, họ cũng phát triển tàu mặt nước không người lái dung tích vừa hay MUSV. Chương trình MUSV đã bắt đầu triển khai từ tài khóa 2019. Lực lượng này có kế hoạch mời thầu chiếc MUSV đầu tiên trong tài khóa 2019 và mời thầu chiếc thứ hai trong tài khóa 2013. Cũng giống như LUSV, Hải quân Mỹ muốn MUSV chi phí thấp, độ bền cao và chở được nhiều loại thiết bị phục vụ công tác tình báo, trinh sát và chiến tranh điện tử. Tàu MUSV sẽ dài khoảng 12 – 50 mét.

Dự án cuối cùng trong ba chương trình U.V trên là tàu ngầm không người lái cực lớn hay XLUUV. Hải quân Mỹ đã chọn hãng Boeing để phát triển tàu ngầm không người lái Orca để đáp ứng yêu cầu về XLUUV.

Chuyên gia O’Rourke cho biết Hải quân Mỹ xác định XLUUV sẽ có đường kính hơn 210cm, đồng nghĩa với việc nó quá lớn để phóng từ tàu ngầm có người lái của lực lượng này. Thay vào đó, XLUUV sẽ được phóng từ cầu tàu. Họ dự tính mua 9 chiếc XLUUV trong giai đoạn 2020 – 2024.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Phát huy truyền thống, xây dựng LLVT Hà Tĩnh theo hướng “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống, xây dựng LLVT Hà Tĩnh theo hướng “tinh - gọn - mạnh”

Cách đây 80 năm, trước yêu cầu của cách mạng, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập và đánh dấu sự ra đời, phát triển của LLVT cách mạng Việt Nam. Hòa chung trong dòng chảy lịch sử đó, LLVT Hà Tĩnh đã ra đời và không ngừng chiến đấu, trưởng thành để hôm nay đã lớn mạnh theo hướng “tinh - gọn - mạnh”.
Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng Bộ CHQS tỉnh

Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng Bộ CHQS tỉnh

Thay mặt các linh mục, chức sắc, chức việc cùng bà con giáo dân tỉnh nhà, linh mục Gioan Baotixta Nguyễn Khắc Bá - Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng cán bộ, chiến sỹ LLVT Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.