Mối lo về sản phẩm sữa tươi tại Mỹ khi bò sữa nhiễm cúm gia cầm H5N1

Giới chức y tế liên bang Mỹ đã khuyến cáo người tiêu dùng tránh uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng trong bối cảnh cúm gia cầm H5N1 đã lây lan ở các đàn bò sữa.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Giới chức y tế liên bang Mỹ đã khuyến cáo người tiêu dùng tránh uống sữa tươi chưa qua tiệt trùng trong bối cảnh cúm gia cầm H5N1 đã lây lan ở các đàn bò sữa tại 9 bang và ít nhất một nông dân tại trang trại nuôi bò sữa đã nhiễm bệnh.

Trong số 50 bang của Mỹ, 30 bang hiện cho phép bán sữa tươi - loại sữa chỉ chiếm chưa đến 1% doanh số bán sữa tại Mỹ.

Một cuộc khảo sát sữa tiệt trùng trên toàn nước Mỹ đã phát hiện virus cúm gia cầm trong khoảng 20% mẫu được kiểm tra.

Tuy nhiên, một bộ phận người tiêu dùng tại Mỹ vẫn ưa thích sản phẩm sữa tươi, trong đó có những bà nội trợ muốn con của họ ăn thực phẩm chưa qua chế biến, hoặc những người tập thể hình cần nhiều protein...

Kết quả sơ bộ các xét nghiệm sữa tiệt trùng cho thấy quá trình tiệt trùng diệt được virus. Nhưng sự hiện diện của virus H5N1 trong sữa khiến nhiều chuyên gia thậm chí khuyến cáo không nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa tươi trong khi các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu liệu cúm gia cầm có thể lây truyền qua việc tiêu thụ sữa chưa tiệt trùng hoặc phomai hay không.

Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy virus này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của một số lượng lớn mèo uống sữa tươi tại các trang trại phát hiện virus.

Tiến sỹ Gigi Gronvall, chuyên gia về miễn dịch tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins ở Baltimore nhấn mạnh rằng việc uống sữa tươi vốn đã có rủi ro, theo đó có thể mắc các bệnh như brucellosis, một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, và nay càng rủi ro hơn do sự xuất hiện của virus H5N1.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.