Ông Trần Đức Bá – Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thông tin, do mưa lớn nên toàn tỉnh nguy cơ rất cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất ở trung du và vùng núi, ngập úng ở vùng trũng thấp…
Việc chủ động xả tràn, hạ thấp mực nước các hồ đập trước mỗi đợt mưa lớn ở Hà Tĩnh góp phần đảm bảo an toàn công trình, giảm thiểu thiệt hại cây trồng, vật nuôi cho người dân vùng hạ du.
Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh Trần Đức Bá lý giải xung quanh việc ngập lụt, thiệt hại nặng ở huyện Hương Khê những ngày qua so với các đợt trước.
Dù mưa đã ngớt nhưng do nước trên các sông rút chậm khiến nhiều hộ dân tại các địa phương ở Hà Tĩnh như Hương Khê, Can Lộc, Vũ Quang đang bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.
Trước một số thiệt hại do mưa lớn gây ra, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung ứng phó, nhanh chóng khắc phục, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng cho người dân.
Trước dự báo có mưa lớn kéo dài trong khi nhiều khu vực đồi núi đã “no" nước, các địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Mưa lớn vừa qua ở Hà Tĩnh đã khiến một số địa bàn ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Các địa phương, đơn vị đang tập trung triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả.
Mưa lớn dồn dập đã khiến một số cây cầu, tuyến đường giao thông trên địa bàn Hương Khê, Hương Sơn, Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị ngập, sạt lở.
Các hạng mục hư hỏng, xuống cấp ở bara Đò Điệm (Thạch Hà - Hà Tĩnh) sẽ được sửa chữa, thay thế với kinh phí gần 10 tỷ đồng nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.
Trước dự báo Hà Tĩnh sẽ có mưa to vào những ngày tới với tổng lượng mưa có thể lên tới 200mm, đơn vị quản lý hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) sẽ vận hành điều tiết qua tràn xả lũ Dốc Miếu với lưu lượng 10 – 100 m3/giây từ 16h chiều nay (8/10).
Mưa lớn kéo dài những ngày qua khiến tuyến quốc lộ 1, đoạn xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bị ngập sâu, nước chảy xiết. Lực lượng chức năng đã cắm biển cấm đường và cử cán bộ túc trực 24/24h.
Do ảnh hưởng mưa lớn, Công ty CP Thủy điện Hương Sơn (Hà Tĩnh) sẽ tiến hành điều tiết hồ chứa công trình thủy điện Hương Sơn (xã Sơn Kim 1) bằng hình thức mở các cửa van đập tràn và phát điện qua các tổ máy từ 11h ngày 29/9.
Trước tình hình mưa lớn dồn dập, nhiều hồ chứa ở Hà Tĩnh đã tiến hành xả tràn điều tiết nước. Nhà máy Thủy điện Hố Hô hiện cũng đang xả với lưu lượng 575 m3/giây.
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương phải theo dõi sát tình hình diễn biến thời tiết, sẵn sàng mọi phương án, kế hoạch ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho Nhân dân.
Đánh giá bão số 4 rất mạnh, dù Hà Tĩnh không nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp khi bão đổ bộ vào đất liền nhưng dự báo sẽ gây mưa lớn trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương không được chủ quan, lơ là, triển khai ngay các biện pháp để bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân.
Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng hoàn lưu bão số 4 sẽ gây mưa lớn trên địa bàn Hà Tĩnh, nguy cơ xảy ra ngập lụt rất cao. PV Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài Khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh xung quanh vấn đề này.
Dù không nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp khi bão số 4 đổ bộ vào đất liền nhưng do ảnh hưởng rìa phía Bắc của bão kết hợp với không khí lạnh nên từ chiều tối 27 – 30/9, Hà Tĩnh sẽ có mưa lớn, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh yêu cầu TX Kỳ Anh cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án trên địa bàn.
Vụ lúa xuân đang ở cao điểm thu hoạch thì từ ngày 21/5, thời tiết thường xuyên xuất hiện mưa rào. Để đảm bảo tiến độ, khắp nơi không khí ngày mùa trở nên gấp gáp, hối hả, tranh thủ từng chút nắng để đưa lúa về nhà trước khi mưa đến.
Mưa lớn kết hợp với triều cường và các hồ đập xả tràn khiến nhiều tuyến đường, nhà dân ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bị ngập. Người dân phải thu dọn và kê cao các vật dụng để tránh bị hư hỏng do nước tràn vào nhà.
Theo Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh, mực nước hồ Kẻ Gỗ lúc 19h ngày 17/10 là 28,57/32,5m, dung tích 239/345 triệu m3, lưu lượng nước về hồ từ 17 - 19h là 400 m3/s và hiện đang xả tràn với lưu lượng 100 m3/s.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai Lê Minh Hoan ghi nhận và đánh giá cao tinh thần chủ động ứng phó thiên tai của tỉnh Hà Tĩnh trong các đợt thiên tai, bão lũ.
Hà Tĩnh có 150 hồ đập hư hỏng, xuống cấp chưa được sửa chữa, khi mưa lớn kéo dài dẫn tới nguy cơ cao xảy ra sự cố. Để đảm bảo an toàn cho người dân, các địa phương sẵn sàng phương án sơ tán 2.349 hộ với 8.024 người vùng hạ du các hồ đập.
Trước dự báo bão số 8 ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung cao nhất, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng, tài sản Nhân dân.