(Baohatinh.vn) - Mưa lớn từ đêm 8/9 đến chiều nay đã khiến vị trí cống xả tại đập Khe Xai ở xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) bị sạt lở với chiều dài khoảng gần 10m.
Ông Đoàn Ngọc Lương - Chủ tịch UBND xã Hương Minh thông tin: “Trận mưa lớn kéo dài đêm qua đến nay khiến vị trí cống xả của đập Khe Xai bị sạt lở. Hiện, xã đã chỉ đạo các đơn vị liên quan rào chắn khu vực nguy hiểm, đồng thời huy động phương tiện, lực lượng khẩn trương khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho người dân qua lại”.
Được biết, đập Khe Xai là một trong những công trình nguy cơ mất an toàn cao, đã được UBND tỉnh bố trí nguồn vốn nâng cấp, sửa chữa. Vụ hè thu vừa qua, huyện và Chi cục Thủy lợi đã thống nhất đào vị trí cống xả để cấp nước cho đồng ruộng. Mưa lớn trong những ngày qua đã khiến vị trí đào bị xói lở.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, lãnh đạo huyện Vũ Quang đã đi kiểm tra thực tế, đồng thời chỉ đạo địa phương và phòng, ngành liên quan theo dõi diễn biến thời tiết, kịp thời khắc phục sự cố ngay khi trời tạnh mưa để đảm bảo an toàn hồ đập và các vùng phụ cận.
Chính quyền địa phương đặt biển cảnh báo tại vị trí sạt lở để người dân chủ động né tránh rủi ro.
Nhằm chủ động ứng phó với mưa lũ, huyện đã có công điện yêu cầu các địa phương, đơn vị chuẩn bị và triển khai phương án đề phòng xảy ra lũ quét trên các sông, suối, ngập úng ở vùng trũng và sạt lở ở vùng núi. Đồng thời, phân công cán bộ theo dõi cụ thể tại các vùng có nguy cơ cao về thiên tai để chủ động triển khai các phương án ứng phó phù hợp.
Đến nay, Hà Tĩnh đã có 2.037/2.042 tàu cá “3 không” được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước trong khai thác thủy sản.
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống đạt chứng nhận OCOP 3 sao để vươn ra thị trường.
Để phục vụ tết Nguyên đán 2025, thời điểm này người dân trồng cam bù ở các xã miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực dọn cỏ, dưỡng quả... để chờ đón vụ mùa thắng lợi, bội thu.
Với giá bán lẻ từ 17.000 – 25.000 đồng/kg, mỗi gia đình trồng kiệu tại xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có thể thu về cả mấy chục triệu đồng nhờ cây trồng này trong dịp Tết.
Hội nghị đã phổ biến các thông tin về Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2024 - 2030 đến các địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn.
Không khí chuẩn bị vụ rau tết tại làng rau an toàn Mai Hồ - thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt đầu nhộn nhịp. Những cánh đồng rau đang được chăm sóc cẩn thận nhằm đảm bảo một mùa vụ bội thu.
Để đảm bảo vụ xuân 2025 thắng lợi, các địa phương, đơn vị quản lý ở Hà Tĩnh đang tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng lúa giống, vật tư nông nghiệp ngay từ đầu vụ.
Theo kết quả bình chọn sản phẩm tiêu biểu của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và kết quả xét tặng Giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh có 2 sản phẩm được vinh danh.
Hơn 6 tháng thả nuôi, giống trai lấy ngọc của cựu chiến binh Trần Đình Đức (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phát triển tốt, dự kiến đem về doanh thu 1 tỷ đồng trong chu kỳ nuôi 3 năm.
Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 2821/QĐ-UBND ngày 9/12/2024 của UBND tỉnh về việc cấp kinh phí thưởng xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Nhiều địa phương ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đồng loạt ra quân cao điểm hiện thực hóa các mục tiêu về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong năm 2024.
Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
Các tham luận, ý kiến tại toạ đàm đã làm rõ những hạn chế, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh.