Mùa nhổ lạc thuê

(Baohatinh.vn) - Mùa thu hoạch, trên những cánh đồng của “vựa lạc” Thạch Châu, Thạch Bằng (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhộn nhịp “đội quân” nhổ lạc thuê. Họ là những người dân các xã vùng lân cận tranh thủ ngày mùa kiếm thêm thu nhập.

Cũng làm nông nhưng chủ yếu trồng khoai, trồng lúa chứ không trồng lạc nên cứ vào mùa thu hoạch lạc, vợ chồng dì Hoa (thôn Tân Trung, xã Tân Lộc, Lộc Hà) lại cùng những người trong làng kéo nhau sang các xã Thạch Châu, Thạch Bằng để nhổ lạc thuê.

Mùa nhổ lạc thuê

Vợ chồng dì Hoa (thôn Tân Trung - Tân Lộc) có mặt trên đồng từ sáng sớm để bắt đầu công việc của mình

Dì cho biết đã làm “nghề” này nhiều năm nay rồi, cứ đến mùa lạc là hai vợ chồng lại giao việc đồng áng ở nhà cho các con để đi làm thuê. “Mỗi vụ cũng chỉ kéo dài tầm 20 ngày đến một tháng thôi. Các chủ ruộng chủ yếu thuê chúng tôi thu hoạch, còn các khâu sau thu hoạch thì thường người nhà họ tự làm” – dì Hoa cho biết.

Cũng như những công việc đồng áng khác, nghề nhổ lạc thuê cũng lắm vất vả, đổ mồ hôi. 4h sáng, vợ chồng dì Hoa và những người hàng xóm đã lục tục dậy lo cơm nước để lên đường. Áo bảo hộ lao động, khăn mũ bịt kín mặt, găng tay và không thể thiếu chai nước chè xanh mang theo, những người nhổ lạc thuê í ới gọi nhau ra đồng.

Mùa nhổ lạc thuê

Với mỗi sào lạc, người làm công được chủ ruộng khoán khoảng 600 nghìn đồng

Trời chưa tỏ mặt người, người nhổ lạc thuê đã có mặt đông đủ trên những cánh đồng lạc bạt ngàn. Họ bắt đầu công việc sớm như vậy để tránh cái nắng như thiêu đốt của miền Trung những ngày đầu hạ.

Vợ chồng dì Hoa và bà Giáp - người cùng thôn chung nhau nhận một sào lạc với giá 600 nghìn đồng. “Dù biết thêm người thì tiền công chia ra chẳng còn bao nhưng vẫn phải gọi bà Giáp làm cùng để cho nhanh còn về. 9h sáng là đã như thiêu như đốt rồi, không trụ lại được với trời mô!” – chú Cảnh – chồng dì Hoa bộc bạch.

Dù còn sớm nhưng ba người họ đã “mồ hôi mẹ, mồ hôi con” đầm đìa cả chiếc áo bảo hộ và khăn che mặt. Đất tơi xốp, lạc dễ nhổ nhưng cái nắng trên đồng ruộng thật biết cách lấy đi sức lực của người nông dân.

Mùa nhổ lạc thuê

Ngoài công việc nhổ lạc thuê, chị Na (thôn Hoa Thanh - xã Thạch Kim) còn tranh thủ "mót" lạc để tăng thu nhập

Gần trưa, nhóm dì Hoa hoàn thành sào lạo của mình và nhận tiền công từ chủ ruộng. Mồ hôi nhễ nhại, dì Hoa cho biết: “Thế là nhanh lắm rồi đấy! Chúng tôi quen việc, khỏe sức với cả cố hoàn thành để chiều còn nhận làm cho nhà khác.”

Không có nhiều kinh nghiệm làm nông như vợ chồng dì Hoa, bà Giáp nên chị Na (thôn Hoa Thanh – xã Thạch Kim) có phần “kén việc” hơn. Chị Na ngày thường quen ở nhà nội trợ nhưng mùa lạc cũng theo chị em trong thôn đi kiếm việc. Vì không thạo việc như những người khác nên chị làm phụ và thu nhập cũng kém hơn.

Chị Na cho biết: “Mình không khỏe như họ, lại thiếu kinh nghiệm nên nhổ lâu hơn, năng suất cũng kém đi. Có hôm tôi lấy tiền mặt, cũng có hôm họ trả 6 - 7 kg lạc/công.”

Ngoài nhổ thuê cho chủ ruộng, chị Na còn cần mẫn “mót” lạc trên những thửa ruộng đã thu hoạch. Mỗi ngày, chị cũng kiếm thêm được khoảng dăm kg lạc tươi từ công việc “thu hoạch lại” này. “Tôi thường mang lạc về bán lại cho những quán nhậu ở bãi biển Thạch Bằng hoặc phơi khô để ép lấy dầu. Tính cả công, cả lạc “mót” thì ngày cũng được vài trăm nghìn, phụ thêm vào những khoản chi tiêu của gia đình” – chị Na chia sẻ.

Mùa nhổ lạc thuê

Dù chỉ là công việc thời vụ nhưng nhổ lạc thuê cũng góp phần giúp người dân có thêm thu nhập trang trải cuộc sống

“Đội quân” nhổ lạc thuê tuy đông nhưng theo một số chủ ruộng ở đây thì những ngày cao điểm này vẫn “kiếm không ra người để thuê”. Ông Phan Công Sửu (thôn Kim Ngọc – Thạch Châu) cho biết: “Nhà tôi còn vài sào nữa chưa thu hoạch nhưng chưa thuê được người. Nhiều công đoạn, mất thời gian mà người làm thì không có, muốn thuê cũng phải chờ họ làm xong của những nhà đã đặt lịch trước rồi mình mới thuê được”.

Thu hoạch lạc thuê dù chỉ là công việc mùa vụ nhưng cũng đã góp phần mang lại nguồn thu nhập để người nông dân trang trải cuộc sống.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Nối vòng tay lớn nâng bước học trò nghèo

Nối vòng tay lớn nâng bước học trò nghèo

Những “chuyến tàu” trong cuộc hành trình gần 10 năm “Tiếp sức tới trường” của Báo Hà Tĩnh đang dần cập bến. Tấm bằng đại học sau những năm nỗ lực trên giảng đường đã giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự tin trở thành bác sỹ, sỹ quan quân đội, giáo viên, phiên dịch viên…
Trăm năm giữ tròn con chữ

Trăm năm giữ tròn con chữ

Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…
“Sứ giả” thầm lặng của du lịch Hà Tĩnh

“Sứ giả” thầm lặng của du lịch Hà Tĩnh

Là những người làm báo chuyên trách tuyên truyền lĩnh vực du lịch của Hà Tĩnh, chúng tôi không chỉ đi và viết, mà còn sống trong sự cảm nhận vẻ đẹp và hương vị quê hương để truyền tất cả tình yêu ấy vào từng câu chữ, khuôn hình.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Đổi thay làng muối Châu Hạ

Đổi thay làng muối Châu Hạ

Thôn Châu Hạ (xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà,Hà Tĩnh) là vùng quê có nghề muối nổi tiếng. Bao đời nay, người dân nơi đây vẫn luôn giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của cha ông để ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập.