Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF từ ngày 2/8

Việc Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF ngày mai (2/8) được giới phân tích cho là sẽ mở đường cho cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Nga và Mỹ.

Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 – 5.500 km). Tuy nhiên, đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố ý định rút khởi thỏa thuận, cáo buộc Nga liên tục vi phạm điều khoản thỏa thuận dù Nga luôn phủ nhận cáo buộc.

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF từ ngày 2/8

Việc Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF ngày mai (2/8) được giới phân tích cho là sẽ mở đường cho cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Nga và Mỹ. Ảnh: Reuters

Cho đến nay, phía Mỹ vẫn duy trì quan điểm này. Bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ Mark Esper mới đây dù đánh giá cao vai trò của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung song nhấn mạnh, hiệp ước chỉ phát huy tác dụng nếu cả 2 bên cùng tuân thủ thỏa thuận.

Theo ông Esper, Mỹ vẫn sẽ tuân thủ tất cả các cam kết trong thỏa thuận đến ngày 2/8 song sau thời điểm này, Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi những gì phục vụ tốt nhất cho lợi ích của Mỹ. Trước đó, từ ngày 1/2 vừa qua, Mỹ đã chính thức khởi động quy trình kéo dài 6 tháng chính thức rút khỏi thỏa thuận.

Về phía Nga, ngày 3/7 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã ký phê chuẩn dự luật đình chỉ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung. Nếu không có gì thay đổi, trong một vài ngày tới, việc cả Mỹ và Nga rút khỏi thỏa thuận sẽ đặt dấu chấm hết cho thỏa thuận có từ thời Chiến tranh Lạnh này./.

Theo VOV

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.