Mỹ rút quân nhân khỏi Israel

Trước tình hình bạo lực, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa khoảng 120 quân nhân khỏi Israel bằng máy bay C-17 của Không quân Mỹ, AP dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby.

Những quân nhân này ở Israel để lên kế hoạch cho cuộc tập trận song phương tương lai. Hội nghị dự kiến kết thúc trong tuần này, nhưng việc rút quân đã được đẩy sớm lên vài ngày.

Nguy hiểm leo thang hôm 13/5 khi Hamas bắn một loạt tên lửa vào sâu Israel. Kể từ 10/5, Hamas đã phóng khoảng 1.500 tên lửa. Israel trả đũa quy mô lớn, đồng thời gọi thêm 9.000 quân dự bị chuẩn bị cho việc xâm lược trên bộ.

Bạo lực giữa Israel và lực lượng Hamas ở Gaza đã làm chết 103 người Palestine, trong đó có 27 trẻ em, và làm bị thương 530 người. Các cuộc không kích của Israel đã tấn công vào các căn hộ, làm nổ tung ô tô và lật đổ các tòa nhà, theo AP .

Rạng sáng 14/5, Israel cho biết đã bắt đầu tấn công Dải Gaza, nơi lực lượng Hamas kiểm soát, bằng bộ binh. Tuy nhiên, Israel sau đó làm rõ rằng họ chưa vào trong lãnh thổ Dải Gaza, nhưng đang không kích và tấn công bằng đạn pháo.

Mỹ rút quân nhân khỏi Israel

“Quy mô và phạm vi của các cuộc tấn công vào Israel rất lớn", người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby nhận định. Ảnh: AP.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết nước này quan ngại sâu sắc về bạo lực trên đường phố Israel khi xung đột giữa Israel - Palestine ngày càng tăng. Nhận xét được đưa ra sau khi Tổng thống Joe Biden nói rằng ông không thấy “phản ứng thái quá đáng kể” từ Israel đối với vụ phóng tên lửa.

John Kirby khẳng định Israel có “quyền tự vệ và công dân của họ". Ông nhấn mạnh mối quan hệ song phương chặt chẽ Mỹ - Israel và cam kết giúp đỡ nước này phòng thủ.

Theo Zing

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.