Nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển KT-XH

(Baohatinh.vn) - Xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ, cách đây hơn nửa thế kỷ, công tác này đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đó cũng chính là động lực xuyên suốt tiếp sức cho đội ngũ cán bộ ngành dân số các cấp vượt qua những bước thăng trầm, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.

55 năm ngày Dân số Việt Nam 26/12 (1961-2016)

Chặng đường gian nan

Những ngày đầu tái lập tỉnh, công tác DS-KHHGĐ Hà Tĩnh đối mặt với nhiều khó khăn khi ngân sách hạn hẹp. Suốt thời kỳ dài, việc duy trì các chương trình mục tiêu về công tác DS-KHHGĐ hầu hết phải dựa vào nguồn viện trợ quốc tế. Lực cản trong công tác dân số còn là những biến động về tổ chức bộ máy sau nhiều lần sáp nhập và chia tách. Sự yếu kém của công tác DS-KHHGĐ đã dẫn đến hậu quả là mức sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng cao. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra tại hầu hết các địa phương trong nhiều năm liền.

nang cao chat luong dan so gop phan phat trien kt xh

Tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi, với từng đối tượng là hoạt động thường xuyên của cộng tác viên dân số thôn, xóm.

Ông Nguyễn Huy Tú - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: “Sự biến động về bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ cũng là lý do khiến nguồn nhân lực tâm huyết, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thuyên chuyển sang những lĩnh vực khác. Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã thành cán bộ chuyên trách cấp xã hoặc viên chức y tế cấp xã chưa được thực hiện như Thông tư 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế. Thời gian chờ đợi quá lâu nên một số người đủ tiêu chuẩn lúc ấy đã quá tuổi quy định tuyển dụng”.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp, bố trí cán bộ kiêm nhiệm 3 chức danh: nhân viên y tế thôn, xóm, cộng tác viên dân số, cộng tác viên gia đình theo Nghị quyết 165 của HĐND tỉnh (quy định số lượng, chức danh, mức phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố) cũng đã gây ra sự xáo trộn trong đội ngũ cán bộ dân số ở cơ sở.

Vượt qua trở ngại

Quan tâm thỏa đáng đến ngành dân số, tỉnh đã ban hành các nghị quyết, văn bản về chính sách dân số, điều chỉnh các vấn đề quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số trong giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ dân số các cấp trong quá trình làm việc. Anh Phạm Bá Quyền - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ Thạch Hà cho biết: Sự vào cuộc của các cấp, ngành đã góp phần quan trọng để thực hiện tốt công tác dân số. Ví dụ như MTTQ gắn kết công tác dân số với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, hội LHPN lồng ghép công tác dân số vào các buổi sinh hoạt chi hội, nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLB không sinh con thứ 3, CLB gia đình hạnh phúc; đoàn thanh niên phối hợp tuyên truyền mô hình sức khỏe tiền hôn nhân…, đã giúp Thạch Hà trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về công tác DS-KHHGĐ.

Những người làm công tác dân số đã không còn đơn độc trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm sinh khi có sự vào cuộc khá đồng bộ của các tổ chức chính trị, xã hội và cấp ủy, chính quyền các cấp nhằm thực hiện mục tiêu ổn định quy mô, nâng cao chất lượng dân số. Mặc dù, so với mặt bằng chung, thu nhập của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số còn rất khiêm tốn, nhưng sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc bố trí ngân sách như: cán bộ dân số cấp xã được hưởng mức 1.150.000 đồng/người/tháng và thêm 0,3% hệ số lương cơ bản từ ngân sách tỉnh; cộng tác viên dân số thôn, xóm thì được hưởng 215.000 đồng/người/tháng… là nguồn động viên lớn đối với đội ngũ cán bộ dân số ở cơ sở.

Chị Lê Thị Bình - chuyên trách dân số thị trấn Phố Châu (Hương Sơn), người đã 10 năm gắn bó với công tác dân số chia sẻ: “Tôi nghĩ, công tác dân số là một nghề mang tính nhân văn. Chính vì thế, dẫu mức lương không đủ để trang trải nhu cầu tối thiểu của cá nhân, dẫu đôi khi không tránh khỏi những tiếng chì, tiếng bấc của bà con, nhưng tôi thực sự gắn bó với nghề”. Những nỗ lực của chị Bình và đội ngũ cộng tác viên dân số trong việc đến từng ngõ, gõ từng nhà đã góp phần đưa Phố Châu trở thành điểm sáng trong công tác giảm tỷ lệ sinh trên 2 con xuống còn 15,5%.

Ông Đường Công Lự - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: “Sự quan tâm vào cuộc của các cấp uỷ đảng, chính quyền và những nỗ lực của ngành trong công tác tuyên truyền đã làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của người dân về trách nhiệm, vai trò của công dân trong việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, chính sách về công tác dân số. Theo đó, công tác DS-KHHGĐ đã có sự chuyển biến rõ nét, quy mô gia đình ít con ngày càng phổ biến, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai tăng lên. Tỷ suất sinh thô từ 31,8‰ năm 1991 đã giảm xuống ở mức 14,95‰ năm 2016. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 4,4 con năm 1991 đã giảm xuống 2,65 con”.

Việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số đã không chỉ giảm bớt áp lực về an sinh xã hội mà còn là yếu tố thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Thực tế cũng đã minh chứng điều đó khi những năm gần đây việc giảm mức sinh đã góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người của Hà Tĩnh ngày càng tăng, tỷ lệ hộ đói nghèo ngày càng giảm.

Đọc thêm

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.
 Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Hơn 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo đã được hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng.