Nâng cao chất lượng PBGDPL trên các kênh thông tin đại chúng

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh ta đã được các cấp, ngành tập trung đẩy mạnh. Đặc biệt, công tác phối hợp PBGDPL trên các kênh thông tin đại chúng được các ngành triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả và mang tính thống nhất cao.

Hàng năm, Sở Tư pháp với tư cách là cơ quan thường trực Hội đồng PBGDPL tỉnh tổ chức ký kết chương trình phối hợp PBGDPL với các ngành liên quan. Ngay sau khi ký kết, các ngành chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động PBGDPL phù hợp với từng thời điểm, từng địa bàn dân cư.

Sở Tư pháp tổ chức ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền PBGDPL năm 2014.
Sở Tư pháp tổ chức ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền PBGDPL năm 2014.

Thực hiện nội dung chương trình phối hợp, hàng tuần trên Báo Hà Tĩnh đều có chuyên trang “Pháp luật - đời sống”; chuyên mục “Chuyện vụ án”, chuyển tải khá đầy đủ, sinh động các hoạt động về lĩnh vực PBGDPL trên địa bàn cũng như nội dung các văn bản mới liên quan đến chính sách, pháp luật. Nhiều bài viết mang tính định hướng, nêu bật tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của việc chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, ổn định chính trị, TTATXH của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. Hàng loạt bài viết với các thể loại: phóng sự, phóng sự điều tra, ghi chép, phản ánh, gương người tốt - việc tốt, trả lời đơn thư, giới thiệu văn bản mới trên các lĩnh vực đã để lại ấn tượng tốt trong lòng bạn đọc, thực sự góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động PBGDPL của tỉnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

Sở Tư pháp cũng đã phối hợp với Đài PT-TH tỉnh xây dựng và phát sóng các chuyên đề pháp luật và đời sống, đi sâu phổ biến, giới thiệu một cách kịp thời các văn bản pháp luật mang tính thời sự, thiết thực đối với người dân. Chương trình thời sự hàng ngày đều có tin, bài, phóng sự về PBGDPL, đặc biệt là giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành đến toàn thể cán bộ và nhân dân. Chương trình Hộp thư truyền hình phát sóng hàng tuần có nội dung phong phú, đa dạng, thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, thông qua việc trả lời đơn thư bạn xem truyền hình về chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện các phóng sự điều tra qua dấu thư bạn xem truyền hình về một số vụ việc đã tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với những vấn đề pháp luật cụ thể.

Bên cạnh đó, trong bản tin của các sở, ngành, ngoài đăng tải các thông tin về hoạt động chuyên môn của đơn vị mình cũng đã chuyển tải nhiều nội dung liên quan đến pháp luật, trở thành một kênh thông tin thiết thực phục vụ nhu cầu tìm hiểu của người dân. Đặc biệt, các bản tin chuyên ngành đã dành nhiều thời lượng trao đổi, thảo luận về những kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động PBGDPL.

Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền PBGDPL thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở được áp dụng thường xuyên có hiệu quả ở tất cả các địa phương. Các văn bản pháp luật mới, các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người dân được chuyên trách tư pháp biên soạn thành đề cương ngắn gọn, hoặc ghi băng, đĩa phát trên hệ thống truyền thanh. UBND các huyện, thành phố, thị xã đã đầu tư trang bị mới hệ thống truyền thanh không dây rất tiện lợi. Đến nay, toàn tỉnh có trên 3.000 loa truyền thanh ở cơ sở phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Viết Hồng - Giám đốc Sở Tư pháp cho biết: Cùng với các hình thức PBGDPL như: hội nghị tập huấn, tọa đàm, sinh hoạt lồng ghép, xây dựng tủ sách pháp luật... thì hoạt động tuyên truyền PBGDPL qua các kênh thông tin đại chúng thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực. Qua hệ thống này, pháp luật được chuyển tải đến với người dân một cách nhanh chóng và sâu rộng nhất. Tuy nhiên, cái khó đối với các đơn vị trực tiếp làm công tác tuyên truyền và hoạt động phối hợp giữa các ngành đó là kinh phí hoạt động quá eo hẹp. Chủ yếu, các đơn vị đang thực hiện phần trách nhiệm của mình, chưa thực sự thể hiện được tính hiệu quả, tích cực trong phối hợp tuyên truyền. Do đó, cần có một cơ chế, chính sách đủ tầm để nâng cao chất lượng công tác PBGDPL, đảm bảo hiệu quả hoạt động mang tính bền vững.

Đọc thêm

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những câu chuyện "thức tỉnh" người lầm lỗi

Những chia sẻ của người thân tại hội nghị đại biểu gia đình phạm nhân ở Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) tạo động lực cho những người lỗi lầm chấp hành tốt án phạt, sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Nhảm nhí bói toán, cúng giải hạn…

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.
Nợ nần sinh lừa đảo

Nợ nần sinh lừa đảo

Do nợ nần trong làm ăn, Nguyễn Văn Đức (trú huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 2 bị hại trên địa bàn hơn 1 tỷ đồng. Đức như chết lặng khi nghe HĐXX tuyên án.
Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.