Nếu bạn thích ăn giá đỗ mà không biết cách ủ giá thì phải đọc ngay

Giá đỗ (giá đỗ xanh) là sản phẩm thu được sau quá trình ủ hạt đậu xanh nảy mầm.

Giá đỗ có thể ăn sống, xào, nấu hoặc chế biến nhiều món ăn phong phú.

Giá đỗ – loại rau giàu dinh dưỡng

Thành phần giá đỗ rất phong phú, bao gồm protein, glucid, chất xơ; các vitamin A, vitamin B (B1, B2, B3, B5, B6, B9), vitamin C, kali, magie, calci, sắt... và không có cholesterol.

Chất xơ trong giá đỗ giúp nhuận tràng , góp phần đẩy các chất cặn bã hoặc chất độc trong đường tiêu hóa ra ngoài, đồng thời ức chế tái hấp thu acid mật gắn cholesterol ở đại tràng nên hỗ trợ giảm LDL cholesterol máu.

Nếu bạn thích ăn giá đỗ mà không biết cách ủ giá thì phải đọc ngay

Bún thịt nướng ăn kèm giá đỗ.

Khi so sánh với đậu xanh, các nghiên cứu gần đây cho thấy: Sau khi được ủ thành giá, các hoạt tính sinh học vốn có của đậu xanh còn tăng lên đáng kể. Nhiều hoạt chất được hình thành hoặc tăng lên như các polyphenol, saponin, vitamin C, vitamin K...

Tuy nhiên lượng calo hấp thu từ giá lại thấp hơn đáng kể so với đậu xanh (91%): 100g giá cung cấp 30 calo, trong khi đó 100g đậu xanh cung cấp tới 347 calo. Do đó phù hợp cho những bệnh nhân thừa cân, béo phì , đái tháo đường... Lượng glucid giảm khoảng 90% so với đậu xanh. Lượng chất béo cũng giảm đáng kể (0,18g/100g) so với dạng hạt đậu xanh tươi (1,15g/100g). 100g giá đỗ ước tính cung cấp 3,04g protein, thấp hơn đậu xanh (23,86g/100g).

Tổng lượng phenolic và flavonoid trong giá đều cao hơn lượng chiết xuất từ hạt, đây là các chất có tính chống oxy hóa mạnh. Chiết xuất polyphenol từ giá có hoạt tính kháng Helicobacter pylori – vi khuẩn có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh lý dạ dày tá tràng trong nghiên cứu của tác giả Randhir R năm 2004.

Cách ủ giá tại nhà đơn giản trong mùa dịch

Giá thu hoạch ngày thứ 3 (mùa hè)

Trước đây, công việc ủ giá thường được tiến hành trong nồi đất nung: Đậu xanh vo kỹ để dưới đáy nồi, sau đó lót lá tre lên và cài bằng nhiều que tre mỏng để ép chặt, giúp giá thẳng, mập và không cho rễ mọc quá dài. Khi đậu nảy mầm, giá phát triển sẽ đẩy que tre, len chặt đến kín lòng nồi.

Nếu bạn thích ăn giá đỗ mà không biết cách ủ giá thì phải đọc ngay

Trong điều kiện ở thành phố không có nồi đất, lá tre thì có nhiều cách làm khá đơn giản. Ví dụ như cách dưới đây:

Bước 1: Vo kỹ đậu xanh để loại bỏ các hạt vỡ, hạt non, hạt mọt. Ngâm trong nước khoảng 30 phút hoặc ngâm lâu 4 - 6 giờ (cho hạt nứt nhanh) tùy thói quen.

Bước 2: Cho đậu xanh đã vo kỹ vào xoong. Dàn đều đậu cho phẳng. Phủ trên bề mặt đậu bằng túi lưới sạch.

Bước 3: Đặt 1 chiếc đĩa sứ trên túi lưới để lèn giá.

Bước 4: Mỗi ngày cho giá uống nước 3 lần (cách nhau khoảng 8 giờ) bằng cách đổ nước ngập mặt giá. Thời gian cho uống nước từ 25 – 30 phút, sau đó phải đổ hết nước đi.

Bước 5: Tùy theo nhiệt độ, mùa mà thời gian thu hoạch giá từ 3-4 ngày (mùa hè) đến 5 – 6 ngày (mùa đông) hoặc lâu hơn nếu rét đậm. Nên thu hoạch sau khoảng 8 giờ kể từ khi cho giá uống nước lần cuối để giá khô, bảo quản được lâu.

Giá đỗ đẹp là giá thẳng, mập, trắng ngần, đầu nhỏ. Nếu chất lượng đậu tốt và kỹ thuật thành thạo có thể thu hoạch khoảng 2kg giá cho mỗi 300g đậu xanh ủ. Do thu hoạch giá khô nên có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh vài ngày giá vẫn đảm bảo chất lượng. Rễ giá và vỏ đậu có thể tận dụng làm phân bón cho các loại cây trong vườn.

Những lưu ý khi ủ giá

Nếu bạn thích ăn giá đỗ mà không biết cách ủ giá thì phải đọc ngay

Giá sau thu hoạch ngày thứ 4 để tủ lạnh ngăn mát vẫn trắng, khô

- Khâu quan trọng nhất trong việc ủ giá là chọn đậu xanh. Đậu xanh làm giá ngon là đậu gốc, hạt nhỏ đều, không mối mọt.

- Xoong để ngâm giá nên chọn loại bằng inox, rửa sạch để đảm bảo vệ sinh trước khi ủ giá. Tùy nhu cầu ăn của gia đình mà dùng xoong to hay nhỏ (Ảnh minh họa là ủ 150g đậu xanh vào xoong đường kính 20cm).

- Có thể thay túi lưới bằng túi xác rắn giặt sạch, hoặc vỉ mềm (như quạt nan) cắt thành hình tròn vừa với lòng xoong, sao cho che kín mặt đậu.

- Đĩa dùng để lèn giá cần cách thành xoong khoảng 1cm, sao cho không gây bít hơi dưới đĩa sẽ làm giá bị úng hỏng, đồng thời đủ hở để cho giá uống nước, thoát nước.

- Khi chắt nước nhớ giữ đĩa để đậu không bị xô lệch, giá sẽ mọc thẳng hơn.

- Đậy/che miệng xoong bằng vung xoong có khe thoát hơi nước hoặc đậy hơi kênh, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng.

- Tùy theo loại đậu to hay nhỏ mà lựa chọn dụng cụ đựng và dụng cụ chèn cho phù hợp; thời gian thu hoạch cần linh hoạt theo thời tiết nóng hay lạnh.

Trong mùa dịch COVID – 19, các gia đình có thể tự ủ giá để chủ động một phần rau ăn, lại là loại rất giàu dinh dưỡng và nhiều tiềm năng chữa bệnh .

Theo SKĐS

Đọc thêm

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.
Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Những thứ cần làm sạch trong mùa lạnh và cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...