Nếu cả đời này không kết hôn thì sẽ ra sao?

Mọi chuyện năm 30 tuổi vẫn còn rất màu hồng nhưng độ tuổi càng tăng, thứ mà bạn phải đối mặt sẽ càng nhiều.

Nếu cả đời này không kết hôn thì sẽ ra sao? ảnh 1

Hãy bắt đầu nói từ mốc 30 tuổi của bạn nhé.

32 tuổi, ngày nào bạn cũng vùi mặt trong đống công việc, đi làm về thì ăn đồ ship, tối đến thì xem show, xem phim giải trí . Bạn cảm thấy rất hạnh phúc vì chỉ có một mình, tự do tự tại, không cần chăm con, không cần nấu cơm, thậm chí chẳng cần lo mấy cái khoản cưới xin đau đầu. Chỉ là bố mẹ bạn sẽ càng ngày càng lo lắng, giục giã. Tuy nhiên, chỉ cần bố mẹ không gọi điện dông dài, bạn vẫn thấy ổn. Bạn kiếm được bao nhiêu thì bạn tự tiêu, không cần tranh giành cãi lộn, thích đi đâu thì đi, thích chơi gì thì chơi.

35 tuổi, bạn nghĩ thoáng hơn rồi. Bạn thoải mái đùa giỡn với những chàng trai/ cô gái trẻ, thậm chí là cả những người đã có gia đình . Vì bạn có mác độc thân nên người khác không thể nói bạn thế này thế kia được. Chủ yếu là sẽ có những lúc bạn sẽ cảm thấy khá bức bối, giường không ấm mà lòng cũng chẳng ấm. Trong lúc người khác bận bịu chăm con thì bạn nhàn rỗi vô cùng, trong lúc người khác bàn chuyện trường lớp cho con thì bạn vô thức thu người lại. Bạn không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này và người khác cũng chẳng buồn quan tâm đến ý kiến của bạn.

40 tuổi, sức khỏe bạn vẫn khá tốt nhưng dạ dày bạn bắt đầu biểu tình sao bao năm ăn đồ bên ngoài nhiều dầu mỡ. Công việc của bạn vẫn vậy, cuộc sống thì rất tẻ nhạt, nói chung mọi thứ đều bình bình. Bạn đi du lịch một mình nhưng luôn cảm thấy có chút cô đơn , không ai trông hành lý giúp bạn, không ai chia sẻ mọi thứ với bạn. Bạn không muốn về nhà vì bạn chỉ có một mình, trời rất lạnh và ở đâu thì cũng vậy.

56 tuổi, cuộc đời bạn về cơ bản vẫn y như vậy. Lúc này, chỉ có nghỉ hưu mới có thể khiến bạn cảm thấy khác biệt. Bạn có một khoản tiền tiết kiệm và bạn nghĩ giờ mình bắt đầu dưỡng lão được rồi. Ngày qua ngày, mọi thứ lặp đi lặp lại y như nhau, không có cảm giác gì hết.

66 tuổi, bạn trở thành một trong những ông già bà cả thường đi bộ trong công viên. Ban ngày thì ngồi ghế đá tắm nắng, tối đến thì qua quán ăn công cộng mua cơm. Bạn vừa ăn vừa khó chịu vì khó nuốt, bạn bực bội vì sao bao năm rồi mà quán cơm này không khá khẩm hơn. Than thì than vậy nhưng sau đó, bạn cũng chẳng buồn để tâm nữa.

70 tuổi, bạn cảm nhận được cơ thể mình không còn được tốt như trước. Những lúc ốm đau, sự cô đơn của bạn được đẩy lên cùng cực, bạn phải nhịn đau để xếp hàng mua thuốc. Tiền tiết kiệm của bạn cạn đi một cách nhanh chóng và vật giá thì cứ tăng chóng mặt. Bạn từng nghĩ mình có thể sẽ vui hơn sau khi về hưu nhưng số lương hưu ít ỏi không cho phép bạn đi đây đi đó, sức khỏe bạn cũng chẳng dẻo dai như xưa. Ông bạn già hàng xóm của bạn còn phải đi làm bảo vệ chung cư, dẫu ông ta bảo đấy là trải nghiệm cuộc đời . Bạn vất vả mãi mới mặc xong quần áo sau khi thức dậy để rồi chỉ ngồi thất thần trên sofa cả ngày. Nghĩ về chỗ tiền lương còn lại, bạn nghĩ có lẽ mình cần chuẩn bị tinh thần rồi.

80 tuổi, bạn đăng ký để nhân viên xã hội đến thăm mình mỗi ngày. Bạn thậm chí không còn đi nổi đến công viên cách nhà chỉ 500m. Ở nhà thì buồn, TV không có gì để xem, khẩu vị càng ngày càng giảm. Không ai đến gặp bạn và bạn cũng chẳng muốn gặp ai. Bạn không dám chia sẻ với ai bởi sợ cuộc đời mình quá vô vị lại gây phiền phức cho người khác. Bạn dồn hết tiền bạn và muốn giao chúng cho ai đó - một người có thể giúp bạn lo liệu sau này, vì nói chung bạn cũng sợ chẳng may bạn ra đi, sẽ không có chuẩn bị hậu sự cho mình. Tổ chức xã hội cam kết giúp bạn đăng ký nhưng bạn cảm thấy quá qua loa. Bạn nghĩ đến người thân… Thế nhưng, những người không muốn tiền của bạn sẽ không nhận, còn những người muốn tiền của bạn thì bạn lại không an tâm rằng họ có thể coi trọng vấn đề của bạn.

Nó giống như chờ đợi một điều gì đó chắc chắn sẽ đến nhưng không biết rõ thời điểm vậy. Bạn bắt đầu cảm thấy sợ hãi rồi. Bạn thường gặp ác mộng vào ban đêm và thật nhiều ký ức chợt ùa về.

Lúc tỉnh giấc, bạn nghe tiếng mẹ gọi vọng vào từ ngoài cửa: “Dậy ăn cơm, sắp muộn làm rồi kìa! 30 tuổi đầu mà cứ như trẻ con là sao thế nhỉ?”.

Theo Guu.vn

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.